Tháng 1

THÁNG 1

 

       1. (Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời). Rõ ràng là để tuyển chọn và tiền định Mẹ Thiên Chúa đầy diễm phúc, Thiên Chúa Ba Ngôi đã thông ban cho Mẹ muôn ơn lành và ân sủng trong tình yêu của Người.

Trong việc nhiệm sinh Ngôi Lời vĩnh cửu, Chúa Cha đã ban cho Mẹ sự thánh thiện của Ngài qua việc liên kết với mẹ trong tình phụ tử của Ngài.

Để việc chọn Đức Mẹ là mẹ của mình, Ngôi Lời đã phú ban cho Mẹ tất cả sự khôn ngoan của Người.

Thánh Thần, Đấng đang hoạt động cùng Đức Maria trong mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể, đã trang điểm cho Mẹ bằng muôn ân sủng tình yêu của Ngài. (PO 15,4).

       2. Ước chi năm nay là năm Thánh Thể!

       3. Thánh Thể là gì? Đó là quà tặng cao quí của tình yêu, là Đức Giê-su Đấng tự hiến mình cho con người đến ngày tận thế. Và sự hiến thân này là vô điều kiện và không có bất kỳ sự bảo vệ nào khác hơn là chính tình yêu của Người.

       4. Thánh Thể là tâm điểm của mọi việc thờ phượng Công giáo - sự sống của việc thờ phượng, vương quốc và thiên đàng của việc việc thờ phượng - Thánh Thể là tất cả - Thánh Thể là chính Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ở giữa chúng ta và cho chúng ta. (PG 288.2)

       5. Loại bỏ Thánh Thể ra khỏi thế giới là bạn loại bỏ mặt trời cũng như sức sống của thế giới. (PG 275, 4)

       6. Vâng, mọi ơn lành đến với chúng ta qua Thánh Thể, như thể chúng được bắt nguồn tại Bê-lem nơi mà đã trở thành thiên đàng thứ hai của tình yêu. Tuy nhiên, nếu mọi ơn lành đến với chúng ta từ Thánh Thể, thì mọi bổn phận của chúng ta cũng được khơi lên từ Thánh Thể. Các vị Đạo sĩ Phương Đông là những mẫu gương cho chúng ta như là những người tôn thờ đầu tiên bằng đức tin. Duy trì giá trí đức tin trung thành của họ nơi Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng là kho tàng và tình yêu của họ, thì một ngày nào đó, chúng ta sẽ được cùng hưởng vinh quang với họ. (PG 250, 10)

       7. Thánh Thể là tình yêu của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã chia sẻ cuộc sống của con người. (PG 275, 4)

        8. Qua Thánh Thể, Chúa Giê-su Ki-tô ghi luật của Ngài vào tâm hồn mỗi người Ki-tô hữu và ban cho họ trí thông minh và niềm hạnh phúc. (PG 233, 8)

       9. Thánh Thể không chỉ là sức sống của cá nhân người Ki-tô hữu nhưng còn là sức sống cho dân Chúa. Sống trong xã hội, con người cần mối dây liên kết mình với đồng loại, đó là luật tôn trọng và là tâm điểm yêu thương. Còn trong cộng đoàn Ki-tô hữu, Thánh Thể chính là mối liên kết, là luật, là trung tâm. (PG 242, 3)

       10. Hãy để người ta hiểu rằng một thế kỷ phát triển hay suy yếu tùy thuộc vào lòng tôn sùng đối với Thánh Thể Chúa. (PG 241, 5)

        11. Mỗi người có sứ mạng liên hệ mật thiết với Bí Tích Thánh Thể. (CO 815)

       12. À! Nếu mọi người biết về Thánh Thể, quà tặng cao cả của Thiên Chúa, thì trần gian sẽ trở thành thiên đàng mới. Nếu chúng ta thật sự có đức tin nơi Chúa Giê-su Thánh Thể, tất nhiên là một đức tin hăng hái, sống động và trao ban sự sống, thì chúng ta sẽ nhanh chóng trở thành những vị thánh. (PO 10)

       13. Tôi thường suy nghĩ về những phương dược chữa trị sự lãnh đạm mang tính toàn cầu, điều mà đang kìm hãm rất nhiều người Công giáo bằng một cách thức kinh khủng. Tôi chỉ có thể nhận thấy một phương dược duy nhất đó là: Thánh Thể, lòng yêu mến Chúa Giê-su Thánh Thể. (CO 286)

       14. Tôi e rằng con người đang lạc quá xa Bí tích Thánh Thể đến nỗi nhiệm tích tình yêu cao cả này không được loan truyền một cách xứng hợp (CO 235)

       15. Chúng ta phải làm sống lại đức tin bằng tình yêu và lòng yêu mến ngang qua nơi cư ngụ của Chúa, đó là Thánh Thể. (PĐ 42, 3)

        16. Ôi! Giá mà con người hiểu được tình yêu của Bí tích Thánh Thể! (PG 337,3)

       17. (Thánh Anthony, viện phụ) Điều đặt biệt cho các tâm hồn đơn sơ đó là chính Chúa Thánh Thần thông ban tình yêu bao la và mặc khải cho họ các mầu nhiệm của Ngài. Hạnh các thánh là một minh chứng nổi bật về điều này. Sự khôn ngoan của các viện phụ và các vị thánh không phải là sự khôn ngoan theo nghĩa khoa học loài người. Chúa Thánh Thần chính là thầy của các ngài và các ngài đã thỉnh vấn Chúa Thánh Thần trong mọi sự. (PT 136, 2)

       18. Nội tâm nhìn thấy Thiên Chúa, thỉnh ý và thưa với Ngài và Ngài đáp lại bằng nội ngôn, đó là sự linh hứng mà nội tâm cảm nhận được. Vì vậy, dẫu cho tâm hồn đó có sống trong sa mạc hay ở giữa muôn vàn nỗi lo lắng bên ngoài thì tâm hồn đó vẫn luôn có bình an nơi mình. Tâm hồn đó sẽ nhìn thấy cột ánh sáng được Thiên Chúa ban tặng cho tâm hồn thỉnh ý Ngài. (PT 96,4)

       19. Ngôn sứ nói rằng ân sủng tựa như làn gió dịu mát trong sa mạc, điều này hiếm khi có thể cảm nhận được một cách rõ ràng. (cf 1R 19, 1). Ân sủng là hoạt động yêu thương của Chúa Thánh Thần. Đức Giê-su nói: “Con không thể nói gió từ đâu đến và sẽ đi đâu”. (Ga 3,8) (PT 83,4)

       20. Chúa Thánh Thần chỉ ra rằng: Nguyên nhân gây hỗn loạn trên trần gian là người ta không chịu phản tỉnh cách nghiêm túc tâm hồn mình. “Một nơi tang thương, cằn cõi trước mặt Ta.” (Gr 12,11) (np 46,1)

       21. (Eymard- Hồng ân Ơn gọi) Ơn trọng đại nhất trong cuộc đời tôi là có một niềm tin sống động nơi Bí tích Thánh Thể ngay từ thời niên thiếu […].

       - Hồng ân ơn gọi:

       + Tại Fourviere, Chúa chúng ta ngự trong Bí tích Thánh Thể một cách lẻ loi, chưa có một Dòng dành riêng để chiêm ngắm, tôn kính và kiếm tìm vinh quang Ngài! Tại sao lại không thành lập một Dòng nào đó, một Dòng Ba chẳng hạn?
       + Tại La Seyne (St Joseph), hồng ân về hiến lễ bản vị, về sự hiệp nhất, về niềm hạnh phúc kéo dài cho đến khi Tòa Thánh chuẩn nhận, thật phấn khởi!
       - Hồng ân tông đồ: Nhờ đức tin vào Chúa Giê-su nơi Bí tích Thánh Thể, mọi sự đều dâng cho Người, bởi Người và trong Người. (NR 45,3)

       22. Chúa Thánh Thần phán: “Ta sẽ dẫn tâm hồn mà ta yêu mến vào nơi thanh vắng và ở đó ta sẽ thổ lộ tâm tình với nó” (Hos 2,16) (Pr 150,1)

       23. Nơi thanh vắng dẫn ta đến với Thiên Chúa, đặt tâm hồn vào trạng thái thanh thản. Đây là điều cần thiết để thổ lộ với Thiên Chúa và lắng nghe tiếng Ngài. Sách Gương phúc nói: Chính sự thinh lặng và thư thái là mối lợi cho linh hồn đạo đức, và ở đó họ khám phá ra các mầu nhiệm ẩn dấu trong Kinh Thánh. (Pt 13, 4)

       24. (Thánh Fanxico de Sale) Như mọi vị thánh, thánh Fanxico de Sale cũng có lòng bác ái, nhưng tình yêu có những sắc thái của nó. Ngài dễ nổi cáu, điều đó dẫn đến một tình yêu vị kỷ và kết thúc trong sự ích kỷ. Chúa chúng ta sẽ làm gì? Chúa đã lôi cuốn thánh nhân bằng trái tim hiền lành. Thánh Fanxico de Sale đã rèn luyện ngay mọi nhân đức, và thánh nhân trở nên một người vô cùng hiền lành, như Kinh Thánh nói về ông Môsê. (cf nb 12,3) (Ps 232, 8)

       25. (Sự trở lại của thánh Phaolô) Ngay sau khi trở lại, thánh Phaolô đã cầu nguyện. Điều gì đã xảy ra ở Damat trong ba ngày? Thánh nhân làm gì? Thưa, ngài đã cầu nguyện. Ông Khanania được Chúa sai đến làm phép rửa cho thánh nhân. Lúc đầu, ông Khanania từ chối. Ông sợ đến với kẻ đã bách hại các người Ki-tô hữu. Nhưng Chúa phán với ông Khanania là cứ đi, ông sẽ tìm thấy người ấy đang lúc người ấy cầu nguyện (cf. Ac 9,11). Phaolô đã là một vị thánh rồi. Thánh nhân không ăn chay, không tự hành xác, nhưng ngài đã cầu nguyện. (PP 16, 1)

       26. (Thánh Timôthê và thánh Titô) Thánh Phaolô có một môn đệ yêu dấu, đó là chàng Timôthê. Thánh nhân đã trung thành dạy Timôthê giới luật của Đức Giê-su Ki-tô và Timôthê đã quảng đại đáp lại sự quan tâm của vị thầy tốt lành như thế. Thánh Phaolô hài lòng về người môn đệ của mình và luôn dùng lời lẻ để khuyên nhủ anh: “Hãy bảo toàn, cẩn thận giáo lý đã được giao cho anh” (1Tm 6,20) (PT 174, 4)

       27. Mọi người Ki-tô hữu đều là những tông đồ. Tùy theo bậc sống của mình mà mỗi người phải có nhiệt tâm của người tông đồ. (Ps 235,3)

       28. (Thánh Tôma Aquinô). Thánh Tô-ma A-qui-nô đã viết rất tài tình, đặc biệt là về Thánh Thể. Vì vậy, Chúa đã phán với ngài: “Tô-ma, con đã viết rất tốt, con muốn Ta thưởng gì cho con? - Lạy Chúa, không có gì khác hơn ngoài Ngài” (PS 287,2)

       29. Nhận biết gì về Thiên Chúa? Đó chính là tình yêu và sự nồng ấm. Sự nồng ấm phát xuất từ ánh sáng. Hãy cầu xin Chúa chúng ta hằng thương ban cho ta ơn nhận biết Người. Người đã nói với người phụ nữ Samaritanô rằng: “Nếu chị nhận ra ân huệ của Thiên Chúa” [Jn 4,10]. Không thể bắt đầu bằng bất kỳ con đường nào khác. (Ps 203. 1)

       30. Ôi! Cuối cùng, cần thiết biết bao tôi cần đặt mình bên chân Chúa chúng ta để được Người chỉ dẫn và để khởi đầu với sự hiểu biết của con tim, điều mà hiểu biết hơn tất cả sự học hỏi suốt cả cuộc đời. (NR 44,130)

       31. Khi một người sống với một ai đó thì họ luôn biết rõ mọi thứ mà người đó nghĩ. Nhưng điều này đòi hỏi sự trung thành bền bỉ và liên tục. Các vị thánh, những người nhận được những mạc khải sâu xa nhất, đã trải qua những giai đoạn kéo dài đi trong đêm đen. Thế nhưng, các vị vẫn kết hiệp với Chúa chúng ta, nhờ đó mà các vị nhận biết tất cả những bí nhiệm trong Thánh tâm Người. Thánh Madalena de Pazzi đã đi xa để sống trong một đường hầm của nhà thờ. Ở lại trong Chúa, siêng năng, trò truyện với Đức Giê-su thì bạn sẽ học được những bí nhiệm của Người. (PR 107,2).

 

 

© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.