1. Mùa Vọng thánh đang đến. Chúng ta hãy thật sự bước vào tinh thần của Hội Thánh; tinh thần của sự ăn năn thống hối, của việc cầu nguyện, của niềm mong chờ Chúa Giêsu đến, để Ngài được hạ sinh trong tâm hồn chúng ta bằng tình yêu và các nhân đức của Ngài. Chúng ta hãy cùng Đức Trinh Nữ Maria khát mong được chiêm ngưỡng người con Chí Thánh của Mẹ, để gặp Chúa, phục vụ Chúa và mang Chúa đến cho nhân loại. (CO 535)
2. Đức Maria Trinh Nữ đầy ơn phúc đang làm gì? Mẹ đã suy gẫm lại tất cả. Các bạn hãy hết lòng suy gẫm lại bản thân các bạn trong Thiên Chúa, vì các bạn là nhà tạm sống động của Người. Hãy suy gẫm lại cuộc đời trong Người. Vì Người yêu thương các bạn, nên các bạn cũng yêu thương. Vì Người làm việc, nên các bạn cũng làm việc. Người là Đấng vô hình nhưng các bạn hãy tìm cách để được ở với Người. Đây là cách sống Mùa Chờ Mong. ( PS 386, 5)
3. (Thánh Phanxicô Xaviê) Sau vài ngày tĩnh tâm tại Montmartre ở Paris, chàng trai trẻ Xavie với đầy hoài bão và lòng tự cao đã trở thành một vị tông đồ vĩ đại. Chỉ ở đó thánh nhân mới hiểu được sự phù hoa của cải thế gian và niềm hạnh phúc khi chỉ phục vụ Đức Giê-su Ki-tô mà thôi. (PD 4, 2)
4. Giáo hội nói về Đức Maria: “vẻ đẹp lộng lẫy của công chúa chính là nội tâm” (x. Tv 44,14). Đây là đặc tính sự thánh thiện của Đức Maria. Không có điều gì bên ngoài được tỏ lộ. Mọi thứ đều hướng về Thiên Chúa và chỉ mình Ngài biết mà thôi. Hơn nữa, Đức Maria là thụ tạo thánh thiện và hoàn hảo nhất trong các thụ tạo. (PR 90,1)
5. Nước Thiên Chúa, được nói đến nhiều trong Kinh Thánh, là vương quyền của Thiên Chúa bên trong tâm hồn. Người thống trị trí hiểu của chúng ta qua niềm tin, thống trị tâm hồn chúng ta qua tình yêu, thống trị thân thể chúng ta bằng sự tiết chế dục vọng. (CO 861)
6. Đời sống nội tâm là đền thờ của Chúa Thánh Thần, ở đó Ngài đào luyện người tín hữu sao cho với phù hợp với tinh thần và cuộc sống của Chúa Giê-su. Đây chính là nhà tạm nơi mà Thiên Chúa lên tiếng, cho tâm hồn ấy lắng nghe được giọng nói êm ái và ân cần của Chúa, mặc khải các chân lý, dẫn đưa tâm hồn ấy đến với lòng bao dung, và đổ tràn trên tâm hồn ấy những tặng ân xuất phát từ sự tốt lành của Ngài. Chính vương quyền của Thiên Chúa ngự trong tâm hồn ấy. (PA 92, 1)
7. Chúng ta có thể nói rằng hoa trái quý giá nhất và hoàn hảo nhất của cầu nguyện là đặt tâm hồn trong sự suy gẫm lớn lao hơn. Đây là điều kiện và là bằng chứng thánh thiêng và khả giác về hoạt động của ơn nên một với Chúa. Đó là lý do tại sao khi Thiên Chúa muốn ban những ân huệ vĩ đại cho một tâm hồn, thì ân huệ ấy luôn bắt đầu bằng việc suy gẫm. Sự thinh lặng thánh thiêng để Thiên Chúa thổ lộ và lắng nghe bằng tình yêu. (NP 45, 2)
8. (Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) Chỉ có Đức Maria mới có thể đạp nát đầu con rắn vì Mẹ chưa bao giờ bị khuất phục. (PP 46, 1)
9. Tình trạng hoàn hảo nhất trên thế gian này được tìm thấy trong sự liên kết mật thiết nhất giữa tâm hồn với Thiên Chúa. Lạ lùng thay Thiên Chúa khiến cho tâm hồn mà hiến dâng hoàn toàn cho Ngài được nên hoàn hảo. Thiên Chúa khởi đầu bằng việc tách biệt tâm hồn ấy khỏi thế gian để thuộc trọn về chính Ngài hơn – như người chồng chỉ muốn người vợ chỉ thuộc về mình mà thôi. (PA 94, 4)
10. Tiến tới đời sống nội tâm là điều cần thiết; tình yêu chẳng là gì khác ngoài đời sống nội tâm. Nó không là gì khác ngoài việc tháp nhập vào Thánh Thể. Trong sách Diễm Ca, khi người chồng dìu dắt vợ mình, chính là vào nơi bí ẩn, đó là phòng tiệc của mình. [Cf. Ct 2, 4]. (Pr 25, 6)
11. Khởi đầu đời sống thiêng liêng thì cần nhiều sự tập luyện và nguồn thức ăn thiêng liêng từ bên ngoài, nhưng khi đời sống thiêng liêng đang tiến triển, thì các nhu cầu cần giảm bớt và chỉ giữ lại một vài điều đủ để sống mà thôi. (PA 9, 26)
12. Tâm hồn đau khổ và đánh mất sự tiếp xúc với chính mình khi nó quá chú trọng vẻ bên ngoài. (CO 400)
13. Hãy khát khao được nghỉ ngơi cách thiêng liêng bên chân Người Thầy nhân lành của mình; Tình yêu thầm lặng là một tình yêu hoàn hảo. (CO 1183)
14. (Lễ thánh Gioan Thánh giá). Thánh giá không phải là một hình phạt nhưng nó là một sự an ủi. Các thánh đã hiểu được điều này. Đó là lý do vì sao các thánh gắn kết chặt chẽ với thánh giá. (PR 110, 2)
15. Chúng ta phải suy gẫm với tâm tình hiến dâng, bởi vì khi chúng ta đang tiến đi trong đời sống thiêng liêng, thì đời sống thiêng liêng ấy cốt là ở lòng yêu mến, bỏ lại nơi đó lời lẽ của tâm trí, biết rằng một tư tưởng thì vô hình dáng trừ khi nó không bị lãng quên trong tâm hồn, đừng tìm cách để nói nhiều với Chúa nhưng hãy thật sự cảm nhận những gì chúng ta muốn nói với Người. (PA 9, 27)
16. Bằng cách mang tinh thần hồi tâm vào việc suy gẫm của mình thì ngay lập tức tâm hồn được thanh thản. Tâm hồn đã bình an. Ngay lập tức nó lắng nghe được tiếng của Chúa giống như mạch nước hoàn toàn tinh khiết. (PA 87, 1)
17. Hãy chú ý lắng nghe, tập trung từ bên ngoài vào bên trong, đừng đánh mất một từ nào. Sự suy gẫm tốt nhất là điều được thực hiện từ sự thinh lặng nội tâm. Hãy giữ gìn sự thinh lặng này, nó chẳng có gì hơn là việc suy gẫm, như Samuel nói: Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe. [1S 3,9]. Tuy nhiên, Thiên Chúa sẽ không nói gì nếu tâm hồn ấy quá bị phân tán và Ngài cũng không luôn luôn phán dạy bằng lời nói, nhưng trong suy nghĩ và lòng yêu mến. (PS 227, 2)
18. Hãy tập trung lại quanh Thiên Chúa trong sự hiện diện của Ngài. Theo nghĩa tâm linh, khi ấy sự suy gẫm cốt là quy chiếu về Thiên Chúa đang hiện diện bên trong. Suy nghĩ làm nên một hành động đức tin trước sự hiện diện của Chúa trong chính bản thân ta; tâm hồn, là một hành động của tình yêu, lòng ước muốn là hành động của sự trao ban, thân thể là hành động của lòng tôn kính. (PS 170, 3)
19. Nếu như bạn muốn có một cuộc sống nội tâm, thì bạn hãy bước vào mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa chúng ta, vào trong tình yêu của Người. Hãy luôn hồi tâm, hãy bước sâu hơn vào Thiên Chúa, hãy bỏ những gì thuộc về thụ tạo và từ bỏ mọi sự để chìm sâu trong Ngài. Đó là con đường duy nhất - không còn con đường nào khác. Bạn sẽ không bao giờ thành công trừ khi bạn đi theo con đường đó. (PS 283, 6)
20. Hãy sống trong Chúa một chút nữa thôi như là trung tâm của cuộc đời mình, thì sẽ chẳng có gì là gánh nặng nề nữa; chẳng có gì làm bạn lo lắng bận tâm, khi đó bạn sẽ nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã ban mọi thứ cho cuộc sống, Đấng thấu suốt mọi tâm can và là Đấng cai quản tâm hồn. (CO 1767)
21. Suy gẫm thánh thiêng trong Chúa là sức mạnh của tâm hồn tập trung vào Thiên Chúa, để thăng tiến và lan rộng ra. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho bạn hết những ơn này đến ơn khác. (CO 1498)
22. Những tâm hồn mà không có đời sống nội tâm, và không nỗ lực hết sức để đạt được như vậy, thì không thể bước vào ý nghĩa thiết yếu của tình yêu. Sự thiết yếu ấy ở trong đời sống nội tâm: Chúng ta không yêu bằng các giác quan mà chúng ta yêu bằng cả con tim của chúng ta. Một nhân vị là tình yêu, giống như Thiên Chúa là tình yêu. (PS 283, 1)
23. Sức mạnh của người Ki-tô hữu, của một tâm hồn đạo đức thì nằm trong năng lực suy gẫm của người ấy. (PD 30, 14)
24. Chúng ta phải sử dụng phương tiện nào để đạt được sự suy gẫm này? Chúng ta phải từ bỏ chính bản thân mình: không quyến luyến bản ngã, hãy để bản ngã ngoài cửa, bước đến với Thiên Chúa chúng ta với ý chí và con tim của chúng ta, và bỏ lại tất cả mọi thứ khác sau lưng. Thật là không phải việc dễ dàng để làm như thế trong tinh thần của đức tin, để tách khỏi tất cả những cảm xúc tự nhiên và ngay cả những cảm xúc của tâm hồn nữa. Chúng ta có thể hành động, nhưng chúng ta đừng ở mãi trong chúng. Tuy thế, chúng ta phải ở lại giống như Môsê ở trên núi – chúng ta tìm thấy được Thiên Chúa bằng cách từ bỏ chính bản thân mình. (PS 216, 1)
25. (Lễ Chúa Giáng Sinh). Chúa Giê-su được sinh ra ở Bêlem, ngôi nhà bánh ăn. Đó là một cuộc hạ sinh vào dòng thời gian để đạt đến cuộc hạ sinh thiêng liêng trong tâm hồn chúng ta, nơi tâm hồn được thụ thai bằng đức tin từ Bí tích Rửa tội. Vì thế, thật đáng ngưỡng mộ khi các giáo phụ định nghĩa về Thánh Thể: một sự lan rộng ra của mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa Giê-su đang nhập thể và đang sống trong con người. (PG 314,1)
26. (Thánh Stephen, vị tử đạo tiên khởi). Hãy xem như là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Đấng từ thiên đàng, trong nhân tính thánh thiêng, đang dõi theo tất cả mọi người trên trần gian, đặc biệt là những ai đang cầu nguyện. Tư tưởng này không chỉ là một sự tưởng tượng mà còn là một chân lý. Thánh Stephen đã được tăng thêm sức mạnh và được trợ giúp trong lời cầu nguyện và cuộc tử đạo của mình qua ánh nhìn khả giác của Chúa Giê-su, Đấng đang ngồi bên hữu Chúa Cha trên Thiên đàng [Cf. Ac 7, 55-56]. (NP 46, 6)
27. (Thánh Gioan). Hãy nhớ rằng nỗi buồn tự nhiên sẽ giết chết cả thể xác và trí tuệ, còn nỗi buồn tinh thần thì giết chết trái tim và lòng yêu mến. Tôi biết có một nỗi buồn rất lành thánh nhưng tôi không muốn bạn có nỗi buồn như thế. Tôi ước ao muốn biết rằng bạn đang ở trong lòng của Chúa Giê-su cùng với thánh Gioan hơn là quỳ dưới chân Chúa như Mađalêna. (CO 1342)
28. (Các thánh Anh Hài tử đạo). Một người không chắc chắn về gia tài mà mình đang tìm kiếm hoặc sở hữu thì sẽ cảm thấy lo lắng bối rối. (NV 16, 5)
29. Chúa Giê-su từ bỏ vinh quang khi trời và đất phải run rẩy kinh hoàng trước nhan Người. Các vua đã tìm kiếm Người. Bêlem chính là nơi giao hoà giữa trời và đất. Các Thiên Thần, những người dân, Ba vua và các mục đồng, tất cả cùng vây quanh máng cỏ tháng thiêng này vang lên bài ca ngợi và tình yêu thương của Thiên Chúa. (PO 12, 5)
30. Hãy phó thác quá khứ của bạn vào lòng thương xót của Chúa. (CO 88)
31. Hãy đến thờ kính Hài Nhi Giê-su; đến để tôn vinh Người trong những gì đã làm cho Người thật đáng yêu, trong sự bé nhỏ, nghèo đói, từ bỏ vinh quang, những đau khổ của Người. Đây là bằng chứng hiện tại về tình yêu và sự trao ban của Người để chúng ta thờ kính. Từ trên tầng cao có tiếng Chúa Cha tuyên phán: “Đây là con ta yêu dấu, rất đẹp lòng ta, các con hãy yêu thương Người” [cf. Mt 17, 5] (Pt 129, 2)