THÁNH PHÊRÔ GIULIANÔ EYMARD VÀ ƠN DÂNG HIẾN CHÍNH MÌNH
Một Đời Hiến Dâng
Thánh Phêrô Giulianô Eymard, vị sáng lập Dòng Thánh Thể và Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể, đã được Giáo hội biết đến như là Tông đồ Thánh Thể.
Năm 1851, khi còn là tu sĩ Dòng Đức Mẹ, Ngài đã được ân phúc Chúa gọi trong gian cung thánh Đền thờ Fourvière dâng kính Đức Mẹ: “Chúa chúng ta ở trong Bí tích Thánh Thể tối cao, đơn độc, không có lấy đội quân tu sỹ nào dàn chào Người, tán tụng Người, làm cho Người được vinh quang. Tại sao không thiết lập một thứ gì đó, một Dòng Ba chẳng hạn”.[1]
Qua kinh nghiệm trên, Cha đã luôn luôn nhìn nhận căn nguyên ơn gọi của Cha: làm cái gì đó cho bí tích Thánh Thể. Nhưng cho Thánh Thể loại nào? Vào lúc đó Cha đồng hành với bà Têrêsa Dubouché để thiết lập một trung tâm chầu đền tạ và liên tục ở thành phố Lyon. Tuy nhiên, Ngài hiểu ngay rằng, ước mơ của Ngài làm được việc gì đó cho Thánh Thể Chúa thì quá khác biệt với dự án của bà Têrêsa Dubouché. Ngay từ lúc bắt đầu, lý tưởng của Ngài đã là: một Hội Dòng chuyên chăm tất cả vào bí tích Thánh Thể, nghĩa là vào Thánh Thể được cử hành, được tôn thờ và được sống; vào Thánh Thể như là chính Thánh Thể mà Giáo hội đã cử hành trải qua suốt nhiều thế kỷ.
Chắc chắn là Eymard vẫn còn ngây thơ với thời cuả mình. Điều đó giải thích tại sao Ngài chiêm ngưỡng Thánh Thể trước tiên như bí tích của sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Mình Thánh Chúa.
Ở Paris, Ngài gặp những giáo dân đi cổ động chầu Mình Thánh Chúa ban đêm và liên tục. Những anh chị em giáo hữu này đã thúc đẩy Cha lập “một Hội Dòng” để đảm bảo tính kế thừa của Dòng này. Điều này giải thích tại sao hội Dòng của Ngài trên hết được coi như một hội Dòng chầu Thánh Thể và Thánh Thể Chúa được trưng bày trọng thể.
Những khoản Hiến pháp đầu tiên của Hội Dòng năm 1864 còn phản ảnh hình ảnh này. Hiến pháp trình bày Thánh Thể theo sơ đồ đã quen dùng nhất là từ thời Công đồng Trento. Hiến pháp số 1 nói rằng tên gọi Dòng Thánh Thể diễn tả rõ ràng bản chất và sứ vụ. Kế đến, đầu tiên Hiến pháp nói về việc Chầu thường xuyên ngày đêm, rồi đến Thánh Lễ và sau cùng là Hiệp lễ thánh: 41 số cho việc chầu và cung nghinh bí tích Thánh Thể, 9 số kế tiếp cho Thánh lễ và cuối cùng cho một chương gồm 6 khoản cho việc Hiệp lễ thánh. Chương này thì phong phú hơn chương nói về Thánh lễ. Đó là tất cả phần còn lại của phần trình bày Thánh Thể trong Hiến pháp của Dòng mãi tới khi có phần giới thiệu của Luật Sống. Chương về Thánh lễ là chương nghèo nàn nhất. Nó chỉ nói đến các nghi thức Thánh lễ, không hề nói đến bản chất hay tầm quan trọng của Thánh lễ. Một phác thảo trước đó chứa đựng một khoản Hiến pháp rất hay về tầm quan trọng thật đặc biệt này của Thánh lễ. Tại sao Cha lại xóa nó đi? Người ta không biết lý do. Có phải vì vào thế kỷ 19, Tòa Thánh thận trọng loại trừ khỏi Hiến pháp những điều còn đang dè dặt vì có liên hệ đến thiêng liêng hay đạo đức? Chúng ta biết rằng, mãi sau này, Cha đã có ý định giới thiệu lại khoản Hiến pháp này. Nhưng than ôi, cái chết quá sớm của Ngài đã ngăn cản Ngài thi hành ước vọng trên.
Vào thế kỷ 19, chính các linh mục dâng lên hy tế thánh thiện. Các tín hữu rước lễ rất hiếm hoi. Họ cầu nguyện trong Thánh lễ tùy theo lòng đạo đức của họ. Họ ước muốn được xem thấy Mình Máu Chúa. Chầu Thánh Thể Chúa ra bên ngoài Nhà Tạm mời gọi họ ‘rước lễ thiêng liêng’. Điều đó giải thích một phần sự lan rộng thật nhanh của việc thờ phượng Chầu Thánh Thể. Cha Eymard là vị tông đồ lớn của sứ vụ này và Hội Dòng của Ngài tiếp tục sứ vụ đó. Hình thức của sự cầu nguyện này thì luôn mang tính thời sự. Thời đại chúng ta ngày nay, người ta tìm thấy loại cầu nguyện này, nhất là trong những phong trào hội đoàn mới lập.
Những nghiên cứu mới đây, chẳng hạn của cha Donald Cave sss và cha De Lauréat Saint-Pierre sss chỉ ra rằng Linh đạo Thánh Thể của Cha Thánh đã phát triển như thế nào sau ấn bản lần thứ nhất của Hiến pháp năm 1864. Hiến pháp tạm thời này không giải thích được tất cả những tư tưởng của Đấng Lập Dòng.
Chúng ta tìm gặp thấy một thí dụ thật hay trong một bức thư gởi Bà Tholin-Bost ngày 22 tháng 10 năm 1851 tức sau khi Ngài đón nhận ơn thánh lập Dòng một chút. Ngài mặc khải cho bà về ước mơ của Ngài:
“Cha thường hay nghĩ đến những liều thuốc chữa bệnh vô cảm của thế giới đã đang xâm chiếm một cách ghê gớm về mặt tôn giáo nhất là Công giáo và Cha chỉ tìm thấy một liều thuốc duy nhất, đó là: Thánh Thể, tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể”. Rồi Cha giải thích:
“Sự mất lòng tin dẫn đến sự mất tình yêu thương, Chúa Giêsu không đến để mặc khải cho chúng ta những mầu nhiệm tinh tế nhất. Người nói với chúng ta: Ta đến mang lửa xuống trái đất và tất cả những ước mong của Ta là được cháy trên thế giới này”.
Bức thư này chỉ ra rằng, ước muốn của Cha Eymard là làm cho Thiên Chúa ‘những việc lớn lao’ theo như Ngài nói. Ngài nhằm thay đổi không những bộ mặt của những người đạo đức mà còn cả trong đời sống xã hội, trong nước Pháp và trong cả thế giới. Ngài nói về Thánh Thể như một phương thức chữa lành những tật xấu của thời đại này, như một trả lời cho tình yêu ‘tột cùng’ của Chúa chúng ta. Ngài khởi hứng từ Tin Mừng Gioan chương 13, chương 17 và trong những thư của Ngài. Ngài thấy trong Thánh Thể như một cứu cánh và phương thế cho đời sống tín hữu. Với thời gian, Ngài hiểu được rằng nhân đức đặc biệt vượt trội và bao phủ các tu sỹ của Ngài có lẽ không phải nhân đức của tôn giáo, chúng ta gọi như thế, nhân đức qui định sự thờ phượng, phụng tự và chầu, nhưng chính là tình yêu và lòng bác ái.
Người ta đã thấy ẩn hiện niềm tin quả quyết này đã có ở trong số 3 của Hiến pháp định nghĩa cho Linh đạo của chúng ta. Đó là “Tinh thần của đức ái mà với đức ái đó, Chúa chúng ta đã lập ra bí tích Cực Thánh, trong bí tích này Người làm cho món quà tình yêu của Người được vĩnh cửu, cho Danh Cha cả sáng”.
Sau ấn bản thứ nhất của Hiến pháp chúng ta, Đấng Lập Dòng còn được những ân sủng thật đặc biệt. Vẻ đẹp nhất của Linh đạo Thánh Thể của Ngài là lời khấn Dâng hiến chính mình, hay Dâng hiến bản thể ngày 21 tháng 3 năm 1865. Năm nay chúng ta cùng cử hành 150 năm kỷ niệm đó. Ngài nghĩ rằng, dù đã được hiểu thấu đáo và được sống, Linh đạo này vẫn có thể làm nổ ra một cuộc cách mạng trong đời sống của Giáo hội. Ngài nói về ơn này trong Hiến pháp của Ngài, bằng cách dùng công thức ‘Loại trừ người có đặc ân ’. Sau này, Tòa Thánh đã thay đổi bằng cách diễn tả của Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi”.
Chúng ta phải thành thật nhìn nhận cách khiêm tốn rằng, cuộc cách mạng mà Cha Eymard nói đến hãy còn chưa hoàn thành. Chúng ta hãy tự hỏi Hội Dòng đã sống và làm loan truyền Linh đạo này.
Thật sung sướng ơn Chúa quan phòng cho chúng ta Công đồng Vatican II. Tất cả các Tổ chức Tu trì đều phải thích ứng Luật Sống hay Hiến pháp của mình. Công đồng đã cống hiến cho chúng ta một bộ khung và một ngôn ngữ mới để khuôn mẫu hóa thật tốt một vài sắc thái của đời tu và Thánh thể. Khám phá lại một cách căn bản rằng đó là việc Giáo hội sống Mầu nhiệm Vượt Qua và rằng bí tích Thánh Thể hiện tại hóa Mầu nhiệm này.
Nếu lời khấn Dâng hiến chính mình là vẻ đẹp nhất đời sống thiêng liêng của Đấng Sáng lập, thì rõ ràng Ngài đã sống thực tại này từ lâu rồi.
Cuộc Đại Tĩnh tâm tại Rôma đã cho Ngài một luồng ánh sáng mới, một ý thức sáng suốt về thực tại này. Lời khấn của Ngài cũng làm cho chúng ta, những môn đệ của Ngài, một điểm quy chiếu để hiểu hơn Linh đạo của Ngài. Chúng ta thấy được đâu là con đường mà Ngài đã phải trải qua để đi đến.
Ơn Dâng Hiến Chính Mình Và Bí Tích Rửa Tội
Đối với mỗi người trong chúng ta, ngày nào là ngày đẹp nhất trong cuộc đời chúng ta? Với Cha Eymard, đó là ngày Ngài được Rửa tội. Trong một lá thư gởi cho chị Ngài Marianne ngày mồng 5 tháng 2 năm 1846, Ngài viết: “Đó là ngày tuyệt đẹp với em, đó là ngày đẹp nhất của đời em, em hạnh phúc mãi đến tận hôm nay vì được Rửa tội”.
Trong kỳ Đại Tĩnh tâm tại Rôma năm 1865, mồng 5 tháng 2, ngày sinh nhật của Ngài, Ngài đã suy niệm về ơn phúc bí tích Rửa tội của Ngài: “Tôi thấy bí tích Rửa tội là một sự nghỉ ngơi trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, một đời sống thứ hai trong Chúa Giêsu Kitô, nhưng là trong Chúa Giêsu chịu đóng đinh”.
Ngài trích thư Thánh Phaolô nói rằng những người được Rửa tội “được mang lấy Chúa Kitô, chịu đóng đinh tính xác thịt mình với các dục tình, được an táng với Đức Kitô”. Tiếp đó, Cha liệt kê các ơn phúc theo sau phép Rửa tội: Làm con Thiên Chúa, làm chi thể của Chúa Giêsu Kitô, làm con của Giáo hội, làm anh chị em các Thánh, quyền được hưởng ân sủng, tham dự vào vinh quang của Chúa Giêsu Kytô.
Những ơn sủng này tìm thấy một vườn ươm cây màu mỡ trong gia đình Eymard. Đó là một gia đình đạo đức sâu đậm. Ngay từ niên thiếu, Phêrô Giulianô đã phát triển nhất là vào sự giúp đỡ của bà chị, đồng thời cũng là mẹ nuôi của Ngài, một quan hệ thâm sâu và hoàn toàn tự nhiên với Đức Kitô. Từ 8 tuổi Ngài đã viếng Thánh Thể hằng ngày. Trong gia đình Eymard, tất cả cuộc sống đượm nét tôn giáo.
Gia đình sống đời khổ hạnh, được ghi dấu quá thường xuyên bằng cái chết của các thành viên trong gia đình, ở đó sự hành xác và đau khổ thập giá ngự trị. Gia đình cầu nguyện rất nhiều.
Chính ở đó Giulianô đã học cách sống luôn luôn liên lạc với Chúa và ‘cầu nguyện suốt cuộc đời hiện hữu của mình’. Mối quan hệ với Thiên Chúa luôn luôn là trung tâm của bản thân Ngài.
Một giai đoạn quan trọng đối với Cha Eymard là rước lễ lần đầu của Ngài. Vào lúc đó, Ngài đã có ước muốn trờ thành một Linh mục. Chức linh mục đối với Ngài là sự chọn lựa một bậc sống hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa.
Một khi đạt được lý tưởng đó vào lúc 23 tuổi, Ngài vẫn cảm thấy chưa hài lòng, Ngài vào Dòng Đức Mẹ để trở thành tu sỹ Thừa Sai. Ngài luôn luôn tiếp tục thói quen đến giếng Rửa tội để cầu nguyện mỗi lần Ngài trở về La Mure. Đây là sự trở về nguồn của Ngài. Cũng vào ngày này, trong bài suy niệm thứ hai, Ngài nhìn nhận rằng tất cả ân sủng của Ngài nhận được, tất cả sự phát triển của đời sống Ngài, đều là hoa trái của bí tích Rửa tội. Cho nên đó là gốc rễ của lời khấn Dâng hiến chính mình Ngài.
Cha P. Tesnière đã có đủ lý do khi nói: “Thật thế, ai mà không biết rằng lời khấn chỉ là một sự canh tân trở lại rõ ràng và đi xa hơn (...) tới tận những kết quả cuối cùng, tới những lời hứa khi chịu phép Rửa tội.
Ơn Dâng Hiến Chính Mình Và Lời Chúa
Cha Eymard còn nhận ra rằng, chính Lời Chúa đã thúc bách Ơn dâng hiến chính mình. Khía cạnh Lời Chúa này đã không nhận được sự chú ý mà khía cạnh này được hưởng.
Cũng trong tiến trình kỳ Đại Tĩnh tâm Rôma, Ngài đi đến một cái hiểu sâu sắc đâu là Lời Chúa và đâu là Lời Chúa muốn hoạt động trong chúng ta. Ngài nói về ‘Lời Chuá trong thâm tâm’ ngự trong lòng chúng ta. Ngày 24 tháng 2 Ngài ghi lại: “Chúa chúng ta là Lời của Chúa Cha”. Xa hơn một tý, Ngài kết luận: “Đó là tất cả những gì tôi phải đội ơn đối với anh em và đối với người thân cận, Lời của Chúa Kitô”.
Và còn nữa: “Thánh Phaolô viết: Ngôi Lời ngự trong trái tim anh em”. Eymard hiểu rằng Chúa Kitô, như Lời của Thiên Chúa phải sống trong Ngài, phải nói như Ngài. Ngài phải nhường chỗ cho Ngôi Lời. Như vậy một nguồn khác của Ơn Dâng hiến chính mình nơi thánh Eymard, nhất là ở đây như một Linh mục, như một nhà giàng thuyết, một mục tử và như một Đấng Sáng lập. Nguồn ấy đã được tìm thấy trong bí tích Rửa tội và trong Lời Chúa. Nói cho gọn, đó chính là một sắc thái của đời sống Kitô hữu. Ơn gọi Thánh Thể đã cho Lời Chúa một sắc thái đặc biệt.
Bí Tích Thánh Thể Và Ơn Dâng Hiến Chính Mình
Khoảng năm 1850 trở đi, Thánh Thể chiếm một chỗ trung tâm trong đời sống và trong các hoạt động của Cha Eymard. Chúng ta biết được lịch sử dài và khó khăn của ơn gọi của Ngài như là Đấng Sáng lập. Thiên Chúa đòi Ngài hy sinh rất nhiều, sau cùng Thiên Chúa đòi Ngài tất cả mọi sự, khi Ngài rời khỏi ngay Dòng của Ngài. Với sự thành lập những Hội Dòng của Ngài, Ngài cũng còn chưa đi đến cùng con đường thiêng liêng của ngài.
Càng ngày càng tìm thấy bí tích Thánh Thể như bí tích Tình Yêu của Chúa Kitô, như diễn tả tận cùng của tình yêu Thiên Chúa hiến dâng vì chúng ta và cho chúng ta. Ngài đánh hơi, cảm thấy ước vọng mãnh liệt trả lời cho bí tích Thánh Thể bằng Ơn dâng hiến chính mình. Ngài thi hành lời khấn Dâng hiến chính mình tỏ tường trong kỳ Đại Tĩnh tâm Rôma. Trong các suy niệm kế tiếp theo sau lời khấn Dâng hiến chính mình này, người ta thấy được Ngài đi đến một đời sống kết hiệp hoàn toàn hòa vào Thiên Chúa.
Lịch Sử Ơn Dâng Hiến Chính Mình Trong Giáo Hội
Cha Eymard không phát kiến ra linh đạo. Người ta đã tìm thấy ý tưởng và ngay cả cách lý luận Ơn dâng hiến chính mình trong linh đạo của Trường phái Pháp từ thế kỷ 17. Chắc chắn Cha đã nghe nói về Ơn dâng hiến chính mình trong chương trình huấn luyện của Ngài nơi Đại chủng viện Grenoble và trong thời gian Cha qua lại trên vùng đất Lyon.
Vào năm 1850, Ngài đã đọc cuốn sách của người bạn thân của Ngài, Blanc de Saint Bonnet, trong cuốn La Douleur mà trong đó nhà triết gia kytô-giáo đã khẳng định: Sự thánh thiện chẳng qua là sự dâng hiến chính mình.
Dần dần Cha Eymard hun đúc linh đạo của Ngài xoay quanh ý tưởng trung tâm dâng hiến chính mình này, Ngài đã từng sống ý tưởng trung tâm này, khởi hứng nhất là từ Phúc Âm, từ các thư của Thánh Gioan và qua những thư của Thánh Phaolô. Từ năm 1856 Ngài viết, trong một dự án về Hiến pháp: “Người tu sỹ của Dòng Thánh Thể (...) phải sống đời sống Thánh Thể của Chúa Giêsu và để được như vậy phải trút bỏ (…), nếu có thể, bản chất của người tu sỹ và bản thân của người tu sỹ để trở nên như là một hình thức Thánh Thể của Chúa Giêsu và có thể nói với thánh Phaolô là: ‘Không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi’ ”.
Để diễn tả điều này, Ngài đã gò ép công thức Loại trừ người có đặc ân phỏng theo công thức của thánh Phanxicô: ‘loại trừ có đặc ân’. Trong bài suy niệm Ngài gọi là ‘cơ bản’, bài suy niệm ngày 29 tháng 1 năm 1865 (?), Ngài trưng ra câu thành ngữ Hãy bắt chước Chúa Kytô: Không phải theo ý Cha mà thôi, mà là theo Cha. Khi Ngài mở miệng ra khấn Ơn dâng hiến chính mình này, Ngài dùng công thức của cha Olier: Ơn dâng hiến bản thân của mình.
Với Eymard không phải là một ân ban cá nhân không thôi, nhưng còn là một nhân tố quan trọng của Linh đạo của cả 2 Dòng Nam Nữ của Ngài, và của các tín hữu liên kết với Dòng. Ngài nhấn mạnh rằng, Ơn dâng hiến chính mình này mặc lấy tất cả nguyên nghĩa của tình yêu, như trả lời cho tình yêu của Chúa Giêsu cho chúng ta, được diễn tả trong bí tích Thánh Thể. Qua tình yêu này người ta sẽ sẵn sàng chịu hết các hy sinh để làm đẹp lòng Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã làm tất cả để vui lòng Cha. Đây là một hành động tích cực, một hành động yêu thương dẫn người ta đi đến chỗ hòa biến vào ngay cả với Thiên Chúa.
Trong kỳ giảng tĩnh tâm cho các tu sỹ của Ngài ở Paris năm 1867, Ngài viết: “Chúa Giêsu yêu chúng ta thật đặc biệt. Chúa Giêsu không đến với tất cả chúng ta mỗi ngày và cho mình anh em thôi sao? Chúng ta sẽ làm gì để đối lại? Thánh Phaolô đã làm như sau: từ bỏ ý riêng, hy sinh cho vinh quang của Người (Rm 12,1-2). Điều mà Chúa chúng ta chính Người đã làm suốt đời Người. Khi nói về Cha của Người, Người nôi: Con luôn luôn làm những gì đẹp lòng Cha. (...) Đó là sự quên mình”.
Cũng chính trong cuộc tĩnh tâm này, Cha Eymard còn giải thích thêm: “Nội dung Ơn dâng hiến chính mình không có gì mới, một vài vị thánh đã sống với sự dâng hiến chính mình. Nhưng chẳng có ở đâu người ta đòi hỏi sự dâng hiến chính mình như là hạnh kiểm, như luật buộc.
Nếu các con hiểu rõ tư tưởng này, các con bắt đầu từ trong nhà thờ một đường lối mới, không phải tự thân nó mới, (...) nhưng mới trong thực hành. Các con hãy nhớ điều đó cho kỹ, chúng ta phải chỉ là như những bóng người, như những loại người mà Bí tích Thánh Thể là chủ thể. Sự chối bỏ không phải chỉ là những cái ta có mà thôi, mà là cái tự thân nữa và như vậy tới nhân đức của các con”.
Hội Dòng Chúng Ta Chấp Nhận Tư Tưởng Ơn Dâng Hiến Chính Mình Như Thế Nào?
Làm sao tư tưởng này được chấp nhận trong Hội Dòng?
Một câu chuyện vui
Cho phép tôi được kể một câu chuyện vui ngắn. Kỳ tĩnh tâm 10 ngày trước khi tôi vào Tập Viện năm 1949, việc giảng phòng được giao cho một anh em Thánh Thể, một vị giảng phòng khá nổi tiếng. Ý tưởng xuyên suốt qua các buổi giảng phòng là linh Linh đạo của Dòng chúng ta, được ánh sáng soi dẫn của trường phái Pháp về Linh đạo. Cha giảng phòng nói nhiều về sự dâng hiến chính mình. Ngài nhấn mạnh rằng: chúng ta phải hy sinh tất cả những quà tặng và những tài năng của chúng ta. Trái ngược lại với các tu sỹ Dòng khác, chẳng hạn như Dòng Tên, họ phải dùng các tài năng của mình để làm cho Thiên Chúa được vinh danh, trong khi chúng ta phải hy sinh tất cả tài năng để làm vinh danh Chúa Giêsu nơi Thánh Thể, ngài nói như vậy.
Nếu tôi không xin ra Tập Viện là nhờ tôi thầm thĩ với chính mình là: những gì cha giải phòng nói thì ngược lại với chính đời sống của anh em Thánh Thể mà tôi có dịp quen biết. May mắn thay, cha giám tập phấn khích tôi hãy chờ đến một dịp ngài sẽ giải thích kỹ càng sự việc đến tận nơi cho tôi.
Tôi kể câu chuyện này để chỉ cho thấy tầm quan trọng của việc trình bày sao cho dễ hiểu.
Thật thế, trong thời gian nhà tập, cha giáo tập đã chỉ ra cặn kẽ hơn về sự dâng hiến chính mình. Tuy nhiên, vào thời đó, chúng ta còn chưa có ấn bản chính thức về các văn kiện của Đấng Sáng lập, chẳng hạn như cuộc Đại Tĩnh tâm ở Rôma. Có phải người ta đã hiểu kỹ tận thâm sâu và tầm mức của sự dâng hiến chính mình không?
Trong Hội Dòng, đã có một vài do dự về chủ đề này. Sự do dự này đến từ đâu? Tôi nghĩ rằng, sự do dự được giải thích qua các sự kiện sau đây:
-Người ta thỉnh thoảng nói rằng Rôma không chấp nhận diễn tả ‘loại trừ người có đặc ân’. Điều đó là đúng. Năm 1875 diễn tả này được thay thế bởi một câu giảng giải: ‘bởi sự từ bỏ tuyệt hảo chính mình, Thánh Tông đồ đã khẳng định: Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi’. Tuy nhiên, sự thay đổi này thuộc về bản chất văn phạm mà thôi, Cha P. Tesnière khẳng định với chúng ta. Tuy nhiên câu giảng giải ‘bởi sự từ bỏ tuyệt hảo chính mình’ làm tăng khía cạnh tiêu cực, trong khi sự dâng hiến chỉ rõ một hành động tích cực. Sự từ bỏ không phải là sự hiến mình. Mặc dù sự từ bỏ là một phần của sự khổ hạnh, quá trình tập luyện để đi đến sự thành toàn, dù là trong thể thao hay trong đời sống thiêng liêng.
-Người ta cũng còn nói là Rôma không cho phép lời khấn bản thân có trong Bản Hiến pháp. Lại một lần nữa, sự từ chối không cho phép lời khấn không phải vì bản chất của ơn dâng hiến chính mình nhưng bởi thực hành của Tòa Thánh không chấp nhận một lời khấn thứ 4 trong Bản Hiến pháp.
-Sau cùng, một vài do dự được tạo nên bởi bản văn của cha Olier mà cha Eymard đã chép lại để khuôn đúc ra lời khấn của ngài. Ngài đã trích bản văn đó hầu như từng chữ một, như bản văn đã có trong cuốn Giáo lý cho đời sống kết hợp, ấn bản in năm 1856.
Cha Olier khởi đi từ mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể. Với ngài, qua sự nhập thể, nhân tính của Chúa chúng ta đã tự hủy trong thân xác mình và được thay thế bởi nhân tính của Ngôi Con Thiên Chúa; như vậy, chúng ta phải tự hủy hết những ý định và những ước muốn. Thiên Chúa Cha đã cất lấy con người nhân linh của Chúa Giêsu và đã thay thế nhân tính bằng thần tính, cũng vậy ngài sẽ phá hủy tất cả những gì là của riêng nằm trong chúng ta, những ý định và ước muốn sẽ tự phá hủy trong chúng ta.
“Cũng như bởi mầu nhiệm Nhập thể, thân xác thánh của Chúa chúng ta tự hủy diệt nơi con người thật của Người, đến nỗi thân xác không còn đi tìm nhau nữa, thân xác không còn thu hút đặc biệt nữa, thân xác không còn là vấn đề nữa cho mình, cứ mặc nhiên, một con người khác thế vào mà chúng ta biết được rằng đó là thân xác của Ngôi Con Thiên Chúa, Người chỉ đi tìm sự có lợi cho Cha Người, hướng về luôn luôn và nơi các tạo vật; cũng như chúng ta phải tự hủy diệt cho hết mọi ý riêng và hết mối lợi riêng và không còn có gì ngoài Chúa Giêsu Kitô ở trong chúng ta để sống cho Cha của Ngài: “Cũng như Cha hằng sống đã sai Tôi và Tôi sống nhờ Cha. Người truyền cho. “Cũng thế, lúc Chúa Cha của Tôi sai Tôi đi, Người cắt đứt Tôi khỏi mọi gốc tích tìm về bản thân Tôi, bằng cách lấy đi của Tôi con người nhân loại và thay bằng một thần tính với Thánh Thần của Người để làm cho Tôi được sống cho Người.
Cũng vậy, khi các con sẽ ăn Ta, các con sẽ sống tất cả nhờ Ta và không sống cho các con, bởi vì Ta sẽ ở trong các con và Ta sẽ lấp đầy tâm hồn các con bằng những ước muốn của Ta và bằng cuộc sống của Ta, sẽ tiêu hao và sẽ hủy diệt tất cả cái riêng ở trong các con: đến nỗi Ta sẽ sống và sẽ ao ước tất cả trong các con thay vì các con, và như vậy tự hủy diệt trong bản thể các con, các con sẽ mặc lấy hết của Ta”.
Cách nói như thế này, cha Olier mượn của Hồng Y De Bérulle, thường hay bị phê bình luôn: Cách nói này gợi lên gốc ngữ nghĩa học Hy Lạp của các Công đồng Nicêa Êphêsô và Calcêđônia. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ tân thời của chúng ta, người ta không thể nói rằng, để tự nhập thể, Ngôi Lời Thiên Chúa đầu tiên phải hủy diệt con người thật của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không có bản ngã nhân tính riêng và để bắt chước Người, chúng ta phải hủy diệt bản tính của chúng ta.
Diễn tả của thánh Phaolô: “Không phải tôi sống nữa, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” thì không thể hiểu được theo chiều hướng bản thể học. Thành ngữ này có nghĩa theo thánh Phaolô khi ngài nói tới cuộc chiến đấu với ‘con người cũ’ hay ‘xác thịt’. Ngày nay, tốt hơn người ta nên nói rằng sự dâng hiến chính mình ngậm hiểu cái chết đối với Cái Tôi của chúng ta. Đàng khác, cha Eymard dùng nhiều lần thành ngữ - cái tôi - trong nghĩa này: “Tôi phải chết cho cái tôi của tôi”.
Ta đã nói tới ở trên này, đối với Blanc de St Bonnet: Sự thánh thiện chẳng qua là sự dâng hiến chính mình. Nhưng mà triết gia tốt lành này lại thêm vào một lưu ý đơn giản và quan trọng: Phải là hữu thể trước mới có thể tự cho đi. Nói cách khác: Người không hiện hữu thì không thể hiến cái gì hết.
Sự dâng hiến chính mình diễn tả cái nghịch lý của Tin Mừng khi nói rằng phải cho đi cuộc sống mình để rồi tìm lại được nó. Thánh Phaolô đã không giết chết bản thể nhân loại của ngài lúc Chúa Kitô sống trong ngài. Trái lại ngài làm cho hiện thực bản thể nhân loại cách bao nhiêu có thể. Cũng như vậy cho chúng ta. Chúng ta càng tự hiến bao nhiêu thì bản thể nhân loại đích thực càng hình thành bấy nhiêu.
Ngày nay cách thức chiêm ngắm đặc biệt mầu nhiệm Nhập thể hay sự biến thể bản tính Thánh Thể sẽ chẳng giúp đỡ gì cho việc cần đến linh đạo dâng hiến chính mình. Người ta làm tốt hơn sử dụng giáo thuyết mà người ta tìm thấy nhiều ở cha Olier cũng như nơi cha Eymard, nơi Thánh Thể như là thân xác được dâng hiến chính mình, máu Chúa được đổ ra vì chúng ta. Sự dâng hiến chính mình này ‘đến tột đỉnh’ (Ga 13,1) đã được thực hiện trong biến cố Vượt qua của Đức Kitô. Chính xác là ơn dâng hiến chính mình, được hiện tại hóa trong bí tích Thánh Thể. Nếu người ta tìm một tương tự giữa sự nhập thể của Chúa Giêsu là sự dâng hiến chính mình, người ta không được quên rằng nhập thể không bị giới hạn vào lúc Chúa Giêsu xuống thế làm người. Cuộc nhập thể trải dài suốt cuộc đời, có sự hiện diện của Chúa Giêsu và hoàn tất trong cuộc sống lại Vượt qua.
[1] CO 286; II,329. Xem A.GUITTON, sách đã dẫn trang 82.