Bài 6 - Việc Cử Hành Thánh Thể Ở Các Nền Văn Hóa Khác Nhau

VIỆC CỬ HÀNH THÁNH THỂ CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC NHAU

THỰC TRẠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ CONGO

Dẫn nhập

Sự kiện Giáo hội đánh dấu lịch sử Ki-tô giáo ở Châu Phi vào thế kỷ 20 chắc chắn không gì khác hơn là Công đồng Va-ti-ca-nô II. Va-ti-ca-nô II là Công đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo hội có sự tham dự của các giám mục đến từ vùng châu Phi cận Sa-ha-ra.

Hàng giám mục Congo (DRC) là một trong những giám mục đoàn tiêu biểu nhất tại Công đồng với 40 vị đại diện cấp cao, trong đó có 10 giám mục từ Cộng Hòa Dân Chủ Congo (CHDC Congo). Đức cha Malula, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Leopoldville, thành viên Ủy ban Phụng vụ của Công đồng, là một trong những nhân vật nổi bật nhất của hàng giám mục Châu Phi đối với việc canh tân phụng vụ. Mỗi giám mục đoàn đều đã phải góp phần, dù là khiêm tốn nhưng quyết định cho tương lai của Giáo hội ở châu Phi. Đó là vì châu Phi vẫn đang phải gánh chịu những tổn thương của thực dân phương Tây. [Năm 1997, Zaire trở thành Cộng Hòa Dân Chủ Congo.]

Thực vậy, châu Phi lúc bấy giờ bị các cường quốc phương Tây xâm chiếm; áp đặt văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của họ. Văn hóa của thực dân là tiêu chí cho sự văn minh. Chính trong bối cảnh này mà sứ mạng của Giáo hội bị nhầm lẫn với quyền lực của thực dân. Do đó, khi khát vọng độc lập chính đáng làm nảy sinh mâu thuẫn với chính quyền dân sự, nhiều người cho rằng các phái đoàn truyền giáo có liên quan đến chính phủ và liên minh với chính quyền.

Chính trong [bối cảnh của] cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc phương Tây này, châu Phi đã nhận được thông báo của Công đồng Va-ti-ca-nô II. Thông báo này khơi dậy lòng nhiệt thành mạnh mẽ đến mức châu Phi, với tư cách là một tổng thể, mong đợi tìm ra câu trả lời cho các vấn đề cố hữu trong bối cảnh chính trị xã hội, Giáo hội và phụng vụ của họ.

Vào cuối chương trình được đệ trình cho Công đồng Va-ti-ca-nô II, trong Hiến chế Phụng vụ thánh (Sacrosanctum concilium), HĐGM Congo (DRC) lúc bấy giờ tìm kiếm một khuôn khổ của việc cử hành Thánh Thể cho người châu Phi và người Zaire, vốn sẽ dẫn đến dự án về Nghi thức Thánh lễ cho người Zaire.

1. Cuộc đối thoại của Hàng Giám Mục Zaire và Toà Thánh

Các sáng kiến do các giám mục đưa ra nhằm thích nghi phụng vụ đã mang lại cho “người dân Congo cơ hội để tái lập sự hiệp nhất bên trong và tìm ra câu trả lời cho những nguyện vọng chung đã bén rễ sâu trong trái tim của họ.”[1] Vấn đề ở đây là xem xét văn hóa châu Phi và Congo trong Nghi Lễ Rôma, vốn được giới thiệu trên vùng đất châu Phi. Vì văn hóa tạo nên cái đặc thù [đối với con người].[2] Thật vậy, nếu không hiểu điều này, Tin Mừng của Chúa Giê-su sẽ vẫn là một thông tin, chứ không phải là một sứ điệp cứu độ.[3]

Dự án về nghi thức mới này [dành cho CHDC Congo] đã khơi dậy nhiều mối bận tâm và sự say mê trong hàng giám mục. Thậm chí nó còn là đề tài của các cuộc đối thoại giữa các vị thánh chức cấp cao của Congo trong các chuyến viếng thăm ad limina (viếng mộ hai thánh tông đồ).

Chuyến Viếng mộ hai thánh tông đồ (ad limina apostolorum) năm 1983 là dịp để trao đổi về các lựa chọn cơ bản của hàng giám mục Congo, được trình bày chi tiết dưới ánh sáng giáo huấn của Công đồng Va-ti-ca-nô II. Đáng chú ý là việc truyền giáo theo chiều sâu con người và hội nhập văn hóa. Các vị giám mục Congo thay đổi giọng điệu. Điều họ yêu cầu không còn là sự thích ứng mà là sự hội nhập văn hóa của thông điệp trên đất Congo.

Thay mặt cho các giám mục khác, Đức Hồng Y Malula trình bày một trong những ưu tư chính của Giáo hội ở Congo với Đức Thánh Cha, ngài nói: “Ở Zaire, chúng con dấn thân để tìm ra các phương thức cho phụng vụ đáp ứng đến những nguyện vọng sâu sắc nhất của người dân châu Phi, trong trường hợp này là Nghi thức Zaire.”[4]

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trả lời ngay. Về nguyên tắc, ngài đã đồng ý và nói: “Làm sao mà một đức tin đã trưởng thành toàn diện, sâu sắc và thuyết phục lại không được biểu lộ trong ngôn ngữ, trong giáo lý, trong suy tư thần học, trong cầu nguyện, trong phụng vụ, trong nghệ thuật, trong thể chế hoàn toàn tương ứng với các tâm hồn đồng hương của cha ở châu Phi?”[5]

Kết thúc cuộc viếng thăm ad limina này, hàng giám mục Congo cảm thấy được an ủi vì những nỗ lực loan báo Tin Mừng sâu rộng của mình. Do đó, năm 1988, Sách Lễ Rôma dành cho các giáo phận Zaire, thường được gọi chung là Nghi Lễ Zaire, đã được ban hành.

2. Thành quả của sách Lễ Rôma đối với các giáo phận ở Zaire

2.1 Sự tham dự tích cực của Nghi Lễ Zaire

Thực tế, Nghi Lễ Zaire không phải là sự sáng tạo mới hoàn toàn (từ không có gì). Nó là phần hợp nhất của Lễ Nghi Rôma, cùng với việc truyền giáo của quốc gia, và việc thiết lập Giáo hội ở Congo. Do vậy, để tìm lại nguồn gốc, điều cần thiết là xem xét những yếu tố cấu thành trong ánh sáng của Nghi Lễ Rôma.

Chính trong việc đưa vào các yếu tố thích hợp của văn hóa da đen mà Nghi Lễ Zaire sẽ có được sự tham dự tích cực này. Những yếu tố này bao gồm:

2.1.1. Sự diễn tả bằng lời nói

Tại Congo, có 4 thứ tiếng bản quốc được sử dụng: tiếng Lingala, tiếng Kikongo, tiếng Thiluba, tiếng Swahili; và 2 thứ tiếng quốc tế là tiếng Pháp và tiếng Anh. Đối với Hội Đồng Giám Mục Congo, vấn đề là để cho đặc tính của mỗi ngôn ngữ được tự thể hiện và thể hiện những gì nó có hay hơn trong phụng vụ. “Các đấng bản quyền tin chắc rằng chúng ta không thể đạt được sự tham dự tích cực của các tín hữu, nếu ít nhất không thể thực hiện cách trực tiếp và riêng biệt bằng sinh ngữ: tất cả phụng vụ.”[6]

Vì thế, Sách Lễ Rôma dành cho các giáo phận ở Zaire sẽ được xuất bản bằng tiếng Lingala, với tư cách là ngôn ngữ khởi đầu cho tất cả các ngôn ngữ khác tại Congo. Vì hiện tại, nghi thức được cử hành chỉ bằng ngôn ngữ địa phương.

Kinh nghiệm của Đức Hồng Y Malula nói lên nhiều điều về vấn đề ngôn ngữ phụng vụ ở Congo. Vào một trong các buổi làm việc tại Công đồng, ngài được yêu cầu hát một bài thánh ca nào đó bằng ngôn ngữ của ngài; khi ngài cất lên, đó chính là “kinh Lạy Cha” bằng tiếng Lingala. Một ánh nhìn nhẹ nhõm và nhất là hy vọng xuất hiện trên nét mặt của những người tham dự, như thể muốn nói rằng: “Đây là sự nếm trước cho điều mà những cố gắng của chúng ta sẽ dẫn đến. Các thành viên trong nhóm cảm thấy trong lời kinh Lạy Cha bằng tiếng Lingala một tâm hồn tràn đầy sự rung động. Tôi đã sống trọn vẹn những điều mà tôi đang hát”.[7]

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp tuyệt hảo, cử hành bằng ngôn ngữ địa phương, các nghi thức Congo mới ban phúc lành cho sự tham dự này của các tín hữu khi mầu nhiệm được cử hành. Vì Latinh, ngôn ngữ phụng vụ cho Nghi Lễ Rôma, không thể bảo đảm sự hòa điệu này giữa các tâm hồn người châu Phi và mầu nhiệm đang được cử hành.

2.1.2. Sự diễn tả bằng âm nhạc: Âm nhạc Congo trong các nghi thức thánh

Công đồng Vatican II đã đưa ra những tiêu chuẩn cần được sử dụng cho âm nhạc gắn liền với việc thờ phượng một cách thích hợp. Thật vậy, âm nhạc trong phụng vụ là để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa chúng ta. Để đạt được mục đích này, không được lồng ghép điều gì tục tĩu, với hàm ý tục tĩu trong văn bản, thể loại và trong sáng tác.

Để cổ võ âm nhạc châu Phi đích thực trong phụng vụ, hàng giám mục Congo đã đề xuất thành lập các ủy ban thánh nhạc, ủy ban này “sẽ quan tâm đến việc bảo tồn nguồn cảm hứng này với đặc tính châu Phi đích thực của nó, tránh làm biến dạng tính tự phát của chúng bằng các quá trình sáng tác của các nền văn hóa khác [. ..]. Việc sử dụng các nhạc cụ châu Phi được khuyến khích trong các lễ kỷ niệm để phục vụ các bài hát của cộng đoàn.”[8]

Nhiều bản nhạc sẽ được viết và hát bằng tiếng địa phương. Những bài nhạc này sẽ được hòa nhạc với các giai điệu và nhạc cụ truyền thống khác.

Do đó, trong một thời gian ngắn, khắp nơi ở Congo, việc hát bằng tiếng bản quốc đã thay thế thánh ca Gregorian. Các giám mục yêu cầu các nhà soạn nhạc phải trung thành với thể loại và giai điệu âm nhạc của châu Phi.[9] Một mặt, các bài hát phụng vụ thường là những bản văn lấy cảm hứng từ Thánh Vịnh hoặc từ Lời Chúa.[10]

Mặt khác, các bài hát phụng vụ này rút ra từ tập tục của giáo hữu và thậm chí từ phong cách bình dân. Âm nhạc, có giai điệu thôi thúc sự tham gia của cơ thể vào lời cầu nguyện qua việc ca hát và lắc lư, tạo nên nhạc nền của buổi hành. Và, các giám mục nói rằng: “Việc sử dụng đàn tom-tom và các nhạc cụ truyền thống khác được dự kiến là sẽ đi kèm với các bài hát.”[11]

2.1.3. Sự diễn tả bằng nghệ thuật

Các nhạc cụ phải thôi thúc cõi lòng của mọi người. Năm 1966, lần đầu tiên, Tổng giám mục Kinshasa quyết định giới thiệu đàn tom-tom. Đó là một nhạc cụ châu Phi tuyệt vời, mang đến những giai điệu cho các buổi lễ kỷ niệm vui mừng hay đau buồn. Quả thực, Công đồng Va-ti-ca-nô II đã mở cửa cho việc sử dụng các nhạc cụ khác ngoài organ. Tổng giám mục Kinshasa nói: “Vì thế, chúng tôi có thể sử dụng các nhạc cụ truyền thống của chúng tôi trong việc đệm phụng ca[...]. Những nhạc cụ này phải luôn luôn giữ được vai trò của chúng, đó là nâng đỡ, đi liền với các bài hát, chứ không lấn át chúng và cũng không đè bẹp chúng. Trống nên phục vụ như là nền của âm nhạc, để giọng của người hát và từ ngữ diễn tả lời cầu nguyện có thể được nghe.”[12]

Trong các chỉ thị về việc cho phép các nhạc cụ châu Phi trong phụng vụ, giám mục Malula khẳng định rằng các nhạc cụ này quyết định đối với việc thờ phượng thiêng liêng phải tuyệt đối tránh xa mọi phàm dụng, và không bao giờ được làm nền cho các giai điệu nhạc Jazz hay các điệu nhảy của giới trẻ.

2.1.4. Sự diễn tả văn hóa: Điệu nhảy trong phụng vụ Congo – Biểu lộ sự hiệp thông

Cùng với việc hát, nhảy chiếm một vị trí ưu thế ở châu Phi. Nó là một phương tiện thông truyền mạnh mẽ với các lực vũ trụ. Nhưng trong phụng vụ, “Nó trở thành biểu hiện của lòng nhiệt thành nảy sinh từ cảm thức về sự hiện diện của Thiên Chúa và chia sẻ sự hiện hữu của Ngài”.[13] Đối với Engelbert Mveng, điệu nhảy cũng thiết lập mối liên hệ giữa chúng ta và Đấng Tạo Hóa: “Điệu nhảy là sự diễn tả mầu nhiệm của tôn giáo châu Phi [...] Đó là một xung lực thần bí, cố gắng chuyển dịch sự bất lực của [chúng ta] để vượt qua vực thẳm ngăn cách nó với cái là Sự sống mà nó tìm kiếm sự viên mãn”.[14]

Điệu nhảy sẽ được giới thiệu trong phụng vụ Thánh lễ. Nghi thức Nhập lễ được thực hiện với một bước nhảy; trong kinh Vinh Danh, linh mục với các thừa tác viên khác thực hiện một điệu nhảy quanh bàn thờ. Ý nghĩa của điệu nhảy quanh bàn thờ là tham dự vào vinh quang Thiên Chúa. Khi ca đoàn hát bài thánh ca Dâng lễ, các tín hữu được chỉ định cầm lấy các bình – chén thánh, bình đựng rượu, nước và các lễ vật khác. Theo giai điệu của bài hát, họ di chuyển về phía bàn thờ, thực hiện những bước nhảy. Họ cũng nhảy múa trong bài Thánh Thánh Thánh, và quá trình rời khỏi cung thánh. Tóm lại, điệu nhảy là một sự diễn tả mối liên hệ với Thiên Chúa, dành cho ai muốn bày tỏ lời ca ngợi, sự tôn thờ, nỗi buồn phiền, sự thống hối và niềm vui sướng khi ở trước nhan Ngài.

Để đạt được mục đích này, việc cử hành phụng vụ châu Phi phải được hiểu không chỉ qua ngôn từ, nhưng còn qua sự vận động của cơ thể, đó là các cử chỉ và điệu nhảy.

Điệu nhảy trong phụng vụ Congo được thực hiện một cách trang nghiêm, không giật cục, không có nhiều chuyển động lộn xộn theo nhiều hướng khác nhau. Hơn nữa, các giám mục cấm khuynh hướng biến phụng vụ Thánh lễ thành các mối bận tâm âm nhạc với các điệu nhảy phàm tục.

Trong Nghi Lễ Zaire, các yếu tố xướng và đáp với nhau bằng lời nói, bằng hành động, bằng sự di chuyển, và thậm chí bằng cả các giai điệu giàu ý nghĩa. Các tín hữu đứng như trong Nghi lễ Rôma. Trong khi đó, họ ngồi suốt phần bài đọc, kể cả Tin Mừng. Họ giơ tay lên trong các lời cầu nguyện, trong phần Vinh tụng ca và kinh Lạy Cha. Và trong hành động Thống hối, họ mặc lấy thái độ cầu xin sự tha thứ: cúi nhẹ đầu xuống và khoanh tay trước ngực.

Chúng ta cũng hãy nghĩ đến bài giảng, sử dụng ngôn ngữ được phát triển bởi các cộng đồng Ki-tô hữu, trở thành một cuộc trò chuyện quen thuộc, không còn một chiều nữa mà là đối thoại và có sự tham gia. Vào cuối bài giảng, mọi người bày tỏ sự tham gia của họ bằng một cử chỉ diễn tả sự ưng thuận cuối cùng với bài giảng bằng cách vỗ tay. Khi dâng lễ vật, toàn thể cộng đoàn đứng đưa tay lên, hiệp ý với những người đại diện, đọc những lời được viết cho vị chủ tế. Trong lời cầu nguyện trên lễ vật được chủ tế tuyên bố về chất liệu của nó, nó được kết thúc trong sự hiệp ý với cộng đoàn. Cả cộng đoàn đưa tay lên, đồng thanh hát đoạn kết. Giống như lời nguyện Nhập lễ và lời nguyện Tiến lễ, lời nguyện Hiệp lễ, việc hát Kinh Tiền Tụng, thậm chí cả Lễ quy, không một chi tiết nào không có sự tham gia tích cực của cả cộng đoàn.

Nếu trong Sách Lễ Rôma dành cho Congo, việc đối thoại giữa linh mục và cộng đoàn là liên tục, thì nó càng nổi bật cách đặc biệt trong Kinh nguyện Thánh Thể. Nó không bị giới hạn từ đoạn đối thoại mở đầu, nhưng kéo dài suốt toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể và lên đến đỉnh điểm ở phần kết thúc Vinh tụng ca. Cộng đoàn tham gia từ đầu đến phần kết thúc của những lời cầu nguyện, đến cuối của mỗi cụm từ ở phần mở đầu. Thế nhưng, sự ăn khớp của cuộc đối thoại không bị giới hạn ở mức này. Cuộc đối thoại đánh dấu mỗi phần của buổi cử hành cũng có thể thấy được trong bốn quá trình nhịp nhàng tạo thành khung xương của Thánh lễ. Nó hiện diện trong cách triển khai nghi thức bằng lời nói và trong nghệ thuật cầu nguyện, vốn xây dựng bài giảng trong đối thoại và tương tác với cộng đoàn.

Chúng ta có thể suy diễn rằng các cử chỉ trong phụng vụ Congo thể hiện một quan điểm đặc thù về sự thánh thiêng, đồng thời là các hướng truyền trao sự tưởng nhớ đến Chúa Giê-su. Có lúc thinh lặng để lắng nghe Lời Chúa, và có lúc biểu lộ sự vui mừng để nói lên ảnh hưởng của câu chuyện về Chúa Giê-su đối với cộng đoàn. Có một phong cách và một chiến lược trong các cử chỉ. Đó là hiện thân của cả một lịch sử, cả một ký ức.

Kết luận

Theo các chuyên gia, việc hội nhập văn hóa phụng vụ ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo là một kinh nghiệm thành công:

Các lựa chọn do các giám mục Zaire thực hiện để đạt được việc cử hành Thánh Thể đặc thù cho người dân của đất nước này là một ví dụ thành công về hội nhập văn hóa, nơi mà cội nguồn vẫn được nhận ra, nơi mà đức tin của Giáo hội được diễn tả cách rõ ràng, nhưng là nơi cách thức bày tỏ cùng một đức tin Công giáo này vay mượn điều tốt nhất từ các đặc tính tôn giáo của tâm hồn người châu Phi.[15]

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô vừa mới nhắc lại, sau khi cử hành Thánh lễ vào ngày 1 tháng 12 năm 2019 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma, Sách Lễ Rôma được nêu lên như một ví dụ về hội nhập văn hóa phụng vụ. Khi cử hành nghi thức này, người ta có thể cảm nhận được một nền văn hóa và một tinh thần được sinh động bởi những bài hát tôn giáo với nhịp điệu châu Phi, tiếng trống và các nhạc cụ khác tạo nên một bước tiến thực sự trong tâm hồn người Congo. Nghi thức Rôma dành cho các Giáo phận Zaire, với các cử chỉ, lời nói, biểu tượng và bài hát, tạo ra một thực hành phụng vụ củng cố các phương tiện truyền giáo.

Cha Noel Mayamba, SSS

Kinshasa, CHDC Congo, 4/9/2022

Bảng gốc bằng tiếng Pháp


 

Thư mục tham khảo

Antoine SANON, “L'africanisation de la liturgie”, LMD 123 (1975), pp. 100-122.

Episcopal Conference of Zaire:

  • Allocution des évêques des provinces ecclésiastiques de Kinshasa, Mbandaka et Kananga en Visite ad Limina du 18-30 Avril 1988 (ECZ: Kinshasa), 1988, 7.
  • Dynamique de la diversité dans l'unité, Kinshasa, secretariat of the Episcopal Conference of Zaire 1887, 24-25.

Conférence Épiscopale Nationale du Congo, Actes de la 6eme APEC, Léopoldville 1961, p.363

Congregation For Divine Cult And Sacrament Discipline, “Congus Leopolitanus”, Notitiae (1965), p. 1-12.

Engelbert MVENG, L'art de l'Afrique noire, liturgie cosmique et langage religieux, (Point Omega: Paris) 1964, p. 181.

Elochukwu UZUKWU, “Corps et mémoire dans la liturgie africaine”, Concilium 259 (1995), pp. 105-120.

François KABASELE LUMBALA, Alliance avec le Christ en Afrique, inculturation des rites religieux au Zaïre, (Karthala: Paris) 1994, p. 131.

Josef MALULA, “Les instruments de musique africaine dans le culte divin” (4 June 1967), DC 1487 (1967), pp. 278-285.

Missel romain pour les diocèses du Zaïre, Secretariat Episcopal Conference of Zaire, Kinshasa, 1989.

Roger MBOSHU KONGO, editor, Pope Francis and Roman Missal for the Dioceses of Zaire (RDC) (Vatican Publishing House: Vatican City), 2019, p. 255.

Tharcisse TSHIBANGU, “Towards a black-colored theology”, RCA 14 (1960), pp. 227-333.

hiệu và từ viết tắt

APEC:     Plenary Assembly of the Congolese Episcopate 1961-1967

CENCO:  National Episcopal Conference of Congo

CEZ:        Episcopal Conference of Zaire

MRDZ:    Roman Missal for the Dioceses of Zaire

RCA:        African clergy magazine, Leopoldville 1950-1978


 

[1] Josef Malula, “Congus-Leopolitanus”, Notitiae (1965), p. 121

[2] Cf. John Paul II, Discours à l’UNESCO, 2 June 1980.

[3] Tharcisse Tshibangu, “vers une théologie à la couleur noire”, RCA 14 (1960), p.
333

[4] CEZ, Dynamique de la diversité dans l’unité, (Kinshasa: secrétariat de la conférence épiscopale du Zaïre), 1987, 24-25.

[5] CEZ, Allocution des évêques des provinces ecclésiastiques de Kinshasa, Mbandaka et Kananga en Visite ad Limina du 18-30 Avril 1988 (Kinshasa: CEZ), 1988, 7.

[6] CENCO, Actes de la 6ème APEC, Léopoldville, 1961, 363.

[7] Josef Malula, “Congus-Leopolitanus”, Notitiae (1965), p. 123.

[8] CENCO, Actes de la 6ème APEC, Léopoldville 1961, 364.

[9] Josef Malula, “Préface à Kabasele Lumbala”, in Alliance avec le Christ en Afrique, inculturation des rites religieux au Zaïre, Paris, p. 13.

[10] Cf. 6th APEC, 365.

[11] “Présentation générale de la liturgie de la messe pour les diocèses du Zaïre”, in MRDZ, Kinshasa 1989, secrétariat de la conférence épiscopale du Zaïre, p. 78.

[12] Josef Malula, “Les instruments de musique africaine dans le culte divin” (4 juin 1967), DC 1487 (1967), p. 285.

[13] Antoine Sanon, “L’africanisation de la liturgie”, LMD 123 (1975), 122. Also see, Roger Garaudy, Danser sa vie (Éditions du Seuil : Paris), 1973.

[14] Engelbert Mveng, L’art de l’Afrique noire, liturgie cosmique et langage religieux, Paris 1964, p. 81.

[15] Elochukwu Uzukwu, “Corps et mémoire dans la liturgie africaine”, Concilium 259 (1995) p. 105-106.

 

© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.