Đọc Tin Mừng Mt 5,21tt
Hát Cầu xin Chúa Thánh Thần
Đọc Tin Mừng
Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh,24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình --> Thánh lễ là thời gian là nơi chốn của hiệp thông, hiệp nhất, giao hòa và tha thứ --> chúng ta được mời gọi tham dự Thánh lễ với những tâm tình đó.
I] HIỆP NHẤT VỚI THIÊN CHÚA
Khi chúng ta đến với nhau để cử hành Thánh Thể + Khi chúng ta lãnh nhận Mình Máu CKT
--> chúng ta được hiệp nhất với CKT, nên một với Ngài: # " Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy." (Ga 6,56); # "Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?" (1Cr 10,16)
BTTT là BT của hợp nhất và hợp nhất là điều CGS tha thiết mong ước ngay trong phòng tiệc ly khi cử hành bữa tiệc ly: "Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" (Ga 5,15). Rước Thánh Thể có nghĩa là chúng ta trở nên như một cành nho được tháp nhập vào thân nho để được nuôi dưỡng và phát triển, để được sinh hoa kết trái, được nên giốn Chúa Giêsu --> Khi ở bên Úc : tôi không thể phân biệt đâu là thân nho đâu là cành nho, chúng quấn quýt quyện vào với nhau, ôm lấy nhau như một vậy. Đời sống của chúng ta trong tương quan với CKT cũng phỏng theo hình ảnh như vậy.
CGS còn cầu nguyện rằng :
- Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con,21 để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. .. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một:23 Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một;
Hệ luận của khía cạnh hợp nhất với Chúa Kitô là chúng ta hãy yêu mến, năng tham dự Thánh lễ và giờ chầu Thánh Thể, ngoài ra có thể kết hợp với Chúa bất cứ lúc nào bằng cách rước lễ thiêng liêng.
Câu chuyện xảy ra khoãng năm 304 Abitina, một địa điểm nhỏ bé của nước Tunisie ngày nay, là một bằng chứng cho thấy các tín hữu bấy giờ xác tín và trung thành tuân giữ Ngày Chúa nhật như thế nào: 49 tín hữu đã bị bắt quả tang vào một Chúa nhật, khi họ tụ họp trong nhà của Ochúng tave Félix để cử hành Thánh lễ bất chấp lệnh nghiêm cấm của hoàng đế. Sau khi bị bắt, người ta giải họ về Carthage để quan tổng trấn Anulinus tra hỏi. Bị quan tổng trấn chất vấn về lý do chống lại lệnh của hoàng đế, linh mục Saturninus đã trả lời: "Chúng tôi có bổn phận cử hành Ngày của Chúa. Đó là lề luật của chúng tôi." Còn Eméritius thì lên tiếng một cách đanh thép: "Nếu không có Thánh lễ Chúa nhật, chúng tôi không thể sống" (Sine dominico non possumus). Sau những cuộc tra tấn dã man tất cả 49 Kitô hữu anh hùng đó đã chịu tử đạo.
Vâng, hôm nay chúng ta cũng phải tuyên bố: chúng ta không thể sống mà không gặp nhau mỗi Chúa nhật để cử hành TT + chúng ta không thể sống mà không có Thánh lễ --> chúng ta không đủ sức mạnh để [đối diện + thắng vượt trước sự dữ: đau khổ + hiểm nguy + gian truân + khó khăn + biến loạn ...] nếu không có Thánh lễ, nếu không tham dự Thánh lễ (cũng may tại VN anh chị em còn tham dự Thánh lễ rất đông đảo cả CN lẫn ngày thường - trong khi đó, theo thống kê của GH chỉ có 37% người CG tham dự Thánh lễ CN thường xuyên:
Không bị bách hại như những tín hữu tại Abitina thế kỷ IV, nhưng ngày nay chúng ta dễ dàng bị khuynh đảo bởi: chủ nghĩa hưởng thụ + chủ nghĩa tiêu thụ + sự dửng dưng với tôn giáo --> khiến cho thế giới trở nên như một hoang địa rộng lớn và khủng khiếp. Thế rồi chúng ta bước đi trong thế giới này có lúc chẳng khác gì dân DT ngày xưa hành trình trong sa mạc 40 năm để đến miền đất hứa. Ngay giữa những khó khăn + cùng cực + đói khát trong hoang mạc, TC đã đến giúp dân DT bằng cách ban manna cho họ ngõ hầu làm cho họ nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng ĐỨC CHÚA phán ra (Đnl 8,3)
Trong thời Tân Ước, như chúng ta đọc thấy trong TM Ga 6,58 CGS đã giải thích loại bánh TC muốn chuẩn bị cho dân Giao Ước mới là chúng ta: TC thay thế quà tặng manna xưa kia bằng Thánh Thể = đó chính là thịt và máu CGS. Ám chỉ về Thánh Thể, ngài nói: "Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời."
Như vậy, trong BTTT, con TC đã trở nên huyết nhục + trở nên bánh và bằng cách tuyệt vời + kỳ diệu này, Ngài trở nên thần lương cho dân Chúa (là chúng ta) trên hành trình tiến về đất hứa thiên đàng, để chúng ta được sống, sống mạnh mẽ bằng sức mạnh của Chúa.
Chúng ta xác tín rằng, chúng ta cần có bánh để có thể đương đầu + đối phó với nhiều nỗi gian truân + ngặt nghèo + thậm chí là kiệt sức trong hành trình cuộc sống đức tin --> mỗi CN, ngày của Chúa + mỗi TL cử hành ngày CN chính là cơ hội thuận lợi + thích hợp để chúng ta tiếp nhận được năng lực + sức mạnh từ nơi ĐKT, Ngài là Chúa của sự sống--> Luật về phải đi lễ ngày CN không cón là bổn phận được áp đặt từ bên ngoài để rồi coi tham dự TL là một gánh nặng + dễ dàng dửng dưng + bỏ bê quà tặng và hồng ân vô cùng lớn lao này.
TC không để chúng ta cô đơn trên hành trình cuộc sống nên Ngài đến ở với chúng ta + chia sẻ thân phận + định mệnh của chúng ta bằng việc đón nhận chúng ta + đồng hóa với chúng ta trong BTTT. Rõ ràng trong TM theo thánh Gioan VI, CGS nói: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy" (Ga 6,56) --> có những người đã phản đối: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? "(6,52) --> Ngài vẫn không thay đổi xác quyết, thậm chí còn nói thẳng với các môn đệ của mình: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" (6,67)
Tạ ơn Chúa, T. Phê rô đã đáp lại câu hỏi này mà hôm nay chúng ta cũng muốn nói lên với sự ý thức hoàn toàn: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời." (6,68)
II] HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT VỚI NHAU
Khi chúng ta đến với nhau để cử hành Thánh Thể, không những chúng ta được hiệp nhất với CKT, nên một với Ngài mà còn được hiệp nhất với nhau nữa, chúng ta là một cộng đồng duy nhất. Nói theo thánh Phaolô: "Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể." (1Cr 10,17)
Thánh Luca đã mô tả trong sách CVTĐ về tính cách hợp nhất đó trong GH sơ khai:
"Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung.45 Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. 46 Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ (Cv 2,44-46)
Trong cộng đồng GH ở đây cũng như cộng đồng GH thời thánh Phaolô vẫn cứ là tinh thần này: "Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người" (Cl3,11)
Chúng ta nên biết rằng việc con người từ mọi giai cấp khác nhau lại có thể ngồi đồng bàn là sự kiện chưa bao giờ xảy ra, chưa từng được nói đến vào thời đó.
Hẳn chúng ta còn nhớ lời dạy của CGS :"Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh,24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5,23-24)
Chính trong việc cử hành Thánh Thể, HT đã nguyện xin CTT biến đổi chúng ta nên 1 thân mình và 1 tinh thần trong ĐKT. Đồng thời xin cho chúng ta cũng được hiệp thông với ĐGH và ĐGM giáo phận chúng ta.
BTTT, BT của Hiệp nhất là như thế. Chính vì vậy, về phương diện tu đức và mục vụ, chúng ta có những bài học sau:
1) Trên phạm vi giáo xứ
a. Tham dự Thánh lễ tại nhà thờ của GX mình
GH mong ước các tín hữu thuộc giáo xứ nào thì nên tham dự Thánh lễ tại nhà thờ của GX mình. Để làm gì? Xin thưa, để gia tăng mối dây hiệp nhất và yêu thương với mọi sinh hoạt của GX, với tất cả ACE khác thuộc GX của mình, thuộc CĐ của mình, thuộc gia đình của mình / gia tăng mối dây hiệp nhất và yêu thương với với cha xứ là đại diện của ĐGM tại địa phương này.
- Đừng nghĩ rằng, Thánh lễ CN tại GX đâu cần có tôi, đi nhà thờ nào mà chẳng là tham dự Thánh lễ: không, sự hiện diện của chúng ta trong mỗi Thánh lễ tại GX là cần thiết: cần thiết để thành một cuộc hội họp + cần thiết để đáp lại sự hiện diện của Chúa cho nhau + cần thiết để chia sẻ vui buồn của nhau + cần thiết để khích lệ nhau cùng nhau bảy tỏ lòng kính mến và cảm tạ Chúa Cha
- GH hay GX căn bản không phải là một cấu trúc hay một tổ chức thuần túy trần thế, nhưng là hiệp thông. Nếu là một tổ chức hay một cấu trúc, thì cũng là để phục vụ cho sự hiệp thông
b. Cầu nguyện cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau
Đến Nhà thờ, đi thẳng vào Nhà thờ là tốt, là thói quen từ bao đời nay vẫn thế. Nhưng đó chỉ là chiều dọc giữa chúng ta với TC, thiếu đi chiều ngang với tha nhân--> lý tưởng hơn, tốt hơn nữa là chúng ta nên có những giây phút gặp gỡ nhau trước Thánh lễ, hỏi han nhau, quan tâm đến nhau...hay sống trong chòm xóm thỉnh thoảng chúng ta thăm hỏi nhau, quan tâm đến nhau .--> nhờ đó mới có chất liệu cầu nguyện, biết phải cầu nguyện cho ai, biết phải giúp đỡ như thế nào] --> sống mầu nhiệm Thánh Thể là như thế.
Rao cầu nguyện cho người đã qua đời, đọc ý lễ cầu cho những người sống...
c. Không còn chia rẽ nào
Phaolo viết cho giáo đoàn Corinto: "Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể." (1Cr 10,17) --> kết quả thật rõ ràng: chúng ta không thể hiệp thông với TC nếu không hiệp thông với nhau: "Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh,24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5,23-24)--> nếu chúng ta mong ước hiện diện với ĐKT thì chúng ta sẽ ra đi để [gặp gỡ + giao hòa + hiệp thông] với người khác --> cho nên sự tha thứ là bài học lớn + sự tha thứ là bài học cần thiết = cử hành TT đồng nghĩa với cử hành sự tha thứ = lãnh nhận BTTT để chúng ta mở lòng mình ra bao dung >, nhân hậu >
2) Trong phạm vi gia đình
Vấn đề hiện nay:
- Tỷ lệ ly dị quá lớn và ngày một tăng: Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ.
- Trẻ em hư hỏng: do những nguyên nhân sau: 1/ Do bố mẹ ly dị nên gia đình mới đổ vỡ tan nát rồi tạo ra vấn đề trẻ em hư hỏng . Nếu gia đình êm ấm, không tan vỡ, thì bậc làm cha mẹ mới có thể lo lắng cho con cái được chu toàn; 2/ Do Nuôi con mà không dạy dổ: Ví dụ: không biết dạy con, thiếu kỷ luật trong gia đình, thiếu làm gương (lớn lên con sẽ làm bố), lo kiếm tiền sinh kế, lo làm giàu mà chẳng ngó ngàng đến con cái;
Lm. Guise Phạm Đình Ái,SSS