Chương VII - Những Chức Vụ Ngoại Thường Của Giáo Dân

Chương VII
NHỮNG CHỨC VỤ NGOẠI THƯỜNG CỦA GIÁO DÂN


146. Chức tư tế thừa tác là tuyệt đối không thay thế được. Quả nhiên, nếu một cộng đoàn không có linh mục, thì không có thực hành được chức năng bí tích của Đức Kitô, là Đầu và là Mục Tử, một chức năng cốt yếu của chính đời sống của cộng đồng giáo hội.[247] Trên thực tế, “chỉ duy có tư tế đã được truyền chức hữu hiệu làm thừa tác viên hiện thân của Đức Kitô, in persona Christi, mới có khả năng cử hành bí tích Thánh Thể”[248].
147. Tuy nhiên, nơi nào nhu cầu của Giáo Hội đòi hỏi, vì thiếu thừa tác viên có chức thánh, người giáo dân có thể thay thế trong một số chức vụ phụng vụ, theo các quy định của giáo luật.[249] Các tín hữu này, được gọi và được cử để thi hành một số chức vụ được xác định, ít nhiều quan trọng, được ơn Chúa nâng đỡ. Ngày nay nhiều giáo dân đã và đang phục vụ một cách quảng đại, nhất là trong các xứ truyền giáo, nơi Giáo Hội còn ít được truyền bá hay đang trong hoàn cảnh bị bắt bớ,[250] cũng trong những miền khác trên hoàn cầu bị bị tác động vì thiếu linh mục và phó tế.
148. Đặc biệt, phải kể là rất quan trọng việc thiết lập các giảng viên giáo lý, những người, mà bằng những cố gắng rất lớn, ngày nay cũng như trong quá khứ, đang tiếp tục mang đến một sự giúp đỡ đặc biệt và tuyệt đối cần thiết để truyền bá đức tin và phát triển Giáo Hội.[251]
149. Nhiều giáo dân, được biết dưới danh hiệu là người “phụ tá mục vụ”, rất gần đây, đã được cử đến một số giáo phận đã được phúc âm rất xa xưa ; không thể chối cãi là họ rất đông đã làm việc vì lợi ích của Giáo Hội, tạo điều kiện dễ dàng cho hành động mục vụ của Giám Mục, các linh mục và phó tế. Tuy nhiên, phải cảnh giác rằng hình dạng của một chức năng như thế không quá đồng dạng với sứ vụ mục vụ của các giáo sĩ. Nói cách khác, phải chăm chú theo dõi đừng để các “phụ tá mục vụ” đảm nhận những chức năng thuộc riêng sứ vụ của các thừa tác viên có chức thánh.
150. Sinh hoạt của người phụ tá mục vụ phải nhằm mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sứ vụ của các linh mục và phó tế, nhằm gợi lên các ơn gọi làm linh mục và phó tế, và, trong mỗi cộng đoàn, nhằm hăng hái huấn luyện, theo các quy tắc của giáo luật, các giáo dân đảm nhận nhiều chức vụ phụng vụ khác nhau theo những đặc sủng khác nhau.
151. Trong việc cử hành phụng vụ, người ta chỉ phải nhờ đến các thừa tác viên ngoại thường trong trường hợp thật cần thiết. Quả nhiên, sự trợ giúp này không được dự liệu để đảm bảo cho người giáo dân tham dự đầy đủ hơn, nhưng, tự bản tính, nó là bổ sung và tạm thời.[252] Tuy nhiên, dù cần nhờ đến các thừa tác viên ngoại thường phục vụ, cần phải gia tăng lời cầu nguyện đặc biệt và khẩn thiết, để Chúa nhanh chóng gửi một linh mục đến để phục vụ cộng đoàn và gợi lên nhiều ơn gọi cho Chức Thánh.[253]
152. Lại nữa, những chức vụ như thế, hoàn toàn có tính cách bổ sung, không được làm cớ để làm phai lạt chính sứ vụ của các linh mục, đến nỗi các vị này lúc bấy giờ chểnh mảng không lo cử hành Thánh Lễ cho dân chúng được ủy thác cho mình, không tự mình chăm sóc bệnh nhân, và tự mình chăm lo rửa tội cho các trẻ em, không chứng hôn phối và cử hành an táng theo nghi lễ Kitô-giáo, đó là những lãnh vực thuộc quyền trước hết của sứ vụ của các linh mục, với sự trợ giúp của các phó tế. Vì thế, trong các giáo xứ, các linh mục phải theo dõi không bao giờ trao đổi một cách không phân biệt các chức vụ của nghĩa vụ mục vụ của mình với chức vụ của các phó tế hoặc của giáo dân, để tránh mọi sự lẫn lộn về chức năng đặc thù của mỗi người.
153. Vả lại, người giáo dân không bao giờ cho phép đảm trách các chức vụ của phó tế hay linh mục, và mặc những y phục dành riêng cho các ngài, kể cả những y phục tương tự.


1. THỪA TÁC VIÊN NGOẠI THƯỜNG CHO RƯỚC LỄ
154. Như đã nhắc lại, “chỉ duy có tư tế đã được truyền chức hữu hiệu là thừa tác viên hiện thân của Đức Kitô, in persona Christi, có thể khả năng cử hành bí tích Thánh Thể”[254]. Vì thế, từ ngữ “thừa tác viên Thánh Thể” chỉ có thể gán một cách thích hợp cho vị linh mục mà thôi. Cũng thế, các ngài là thừa tác viên thông thường cho rước lễ là Giám Mục, linh mục và phó tế, vì các ngài đã lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh [255] ; do đó, việc cho giáo dân rước lễ khi cử hành Thánh Lễ là thuộc quyền của các ngài. Chính vì thế, chức năng thừa tác vụ của các ngài trong Giáo Hội được biểu lộ một cách thích đáng và đầy đủ, và dấu chỉ của bí tích được thực hiện.
155. Ngoài các thừa tác viên thông thường, có thầy giúp lễ, bởi việc lãnh tác vụ, là thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ, kể cả ngoài lúc cử hành Thánh Lễ. Vả lại, nếu có lý do thật cần thiết, Giám Mục giáo phận có thể cử vì mục đích ấy một giáo dân với tính cách là thừa tác viên ngoại thường, ad actum hay ad tempus, theo các quy tắc của giáo luật,[256] trong trường hợp này, sử dụng công thức chúc lành thích hợp. Nhưng mà, việc cử hành như vậy không cần thiết phải có một thể thức phụng vụ ; tuy nhiên, nếu có, việc này tuyệt đối không thể được coi như là phong chức thánh. Việc cho phép ad actum có thể được ban bởi linh mục, chủ tọa cử hành Thánh Lễ, chỉ trong những trường hợp đặc biệt và không thể thấy trước được.[257]
156. Chức vụ này phải được hiểu, theo nghĩa hẹp của nó, có tên gọi là thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ, chứ không phải “thừa tác viên đặc biệt cho rước lễ”, cũng không phải là “thừa tác viên ngoại thường của Thánh Thể”, hoặc là “thừa tác viên đặc biệt của Thánh Thể”. Quả nhiên, các tên gọi đó có tác dụng nới rộng nghĩa của chức vụ đó một cách vừa không đúng phép vừa không thích hợp.
157. Nếu, thường thường, khi số các thừa tác viên có chức thánh hiện diện trong cử hành là đủ, kể cả cho việc rước lễ, thì không được phép cử các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ. Trong những trường hợp này, những ai được cử cho một thừa tác vụ như thế, thì không được thi hành tác vụ ấy. Vậy, phải dứt khoát bài trừ thái độ của các linh mục tuy có mặt ở buổi cử hành lại không cho rước lễ, mà để cho giáo dân đảm nhận một chức vụ như vậy.[258]
158. Quả nhiên, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ chỉ có thể cho rước lễ trong trường hợp không có linh mục hay phó tế, khi linh mục bị ngăn trở vì bệnh tật, vì lớn tuổi hay vì một lý do khác nghiêm trọng, hay nữa khi số tín hữu đến rước lễ quá đông, có thể kéo dài quá đáng việc cử hành Thánh Lễ.[259] Tuy nhiên, về vấn đề này, người ta coi việc kéo dài vắn gọn buổi cử hành, về mặt thói quen và bối cảnh văn hoá địa phương, là một lý do hoàn toàn chưa đủ.
159. Không có trường hợp nào thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ được phép uỷ quyền trao Mình Thánh Chúa cho một người nào khác, ví dụ như cho người cha hay người mẹ, người phối ngẫu, hay người con của một bệnh nhân, được rước lễ.
160. Trong lãnh vực này, Giám Mục giáo phận phải xem xét lại một lần nữa việc thực hành của những năm gần đây, và sửa chữa lại tuỳ theo các trường hợp, hay xác định cách chính xác hơn những quy tắc phải theo. Trong những nơi, vì thật sự cần thiết, việc cử những thừa tác viên ngoại thường như vậy là phổ biến, thì Giám Mục giáo phận phải công bố những quy tắc đặc biệt, do đó, quan tâm đến truyền thống của Giáo Hội, ngài đặt quy chế cho việc thi hành chức vụ này, theo những quy tắc của giáo luật.                                                           
2. VIỆC THUYẾT GIẢNG
161. Như đã nói, với bản chất và vì tính quan trọng của nó, bài giảng được dành cho linh mục hoặc phó tế trong Thánh Lễ.[260] Về những gì liên quan đến các hình thức giảng thuyết khác, nếu trong những hoàn cảnh đặc biệt thật sự cần thiết hay vì sự hữu ích đòi hỏi trong những trường hợp đặc biệt, giáo dân có thể được chấp nhận giảng trong nhà thờ hay trong nhà nguyện, ngoài Thánh Lễ, theo các quy tắc của giáo luật.[261] Việc này có thể được chỉ trong những trường hợp cần thiết bổ khuyết các thừa tác viên có chức thánh quá ít trong một vài nơi ; do đó, một trường hợp như thế, hoàn toàn ngoại lệ, không được phép trở nên một tục lệ thông thường, và cũng không được xem nó như là một sự thăng tiến chính thức của hàng giáo dân.[262] Vả lại, mọi người đều phải nhớ rằng quyền ban phép chỉ thuộc thẩm quyền của các Đấng Bản Quyền sở tại mà thôi, và luôn luôn là ad actum, chứ không thuộc quyền ai khác, kể cả các linh mục hay phó tế.                                                            
3. NHỮNG CỬ HÀNH ĐẶC BIỆT KHÔNG CÓ LINH MỤC
162. Vào ngày được gọi là “chúa nhật”, Giáo Hội trung thành tập hợp lại để cử hành kỷ niệm Chúa sống lại và toàn bộ mầu nhiệm vượt qua, đặc biệt bằng việc cử hành Thánh Lễ.[263] Quả nhiên, “không một cộng đoàn kitô-hữu nào được thiết lập mà không đặt nền tảng và trọng tâm vào việc cử hành Phép Thánh Thể Chí Thánh”[264]. Do đó, dân kitô-hữu có quyền được có Thánh Lễ cử hành cho họ, vào chúa nhật và những ngày lễ buộc, cũng như vào các ngày lễ quan trọng nhất, và ngay cả mỗi ngày, nếu có thể được. Vì thế, nếu có khó khăn cử hành Thánh Lễ chúa nhật trong một giáo xứ hay một cộng đoàn tín hữu khác, thì Giám Mục giáo phận, kết hợp với linh mục đoàn của mình,[265] tìm cách giải quyết hoàn cảnh này. Trong những cách giải quyết có thể làm được, những cách chính phải là: kêu gọi các linh mục khác sẵn sàng để cử hành Thánh Lễ, hoặc yêu cầu các tín hữu đến một nhà thờ gần đó để tham dự cử hành mầu nhiệm Thánh Thể.[266]
163. Tất cả các linh mục, được ủy thác chức linh mục và Thánh Thể “vì lợi ích” cho người khác,[267] phải nhớ rằng các ngài buộc phải tạo cho mọi tín hữu có thể làm tròn giới răn tham dự Thánh Lễ ngày chúa nhật.[268] Về phần mình, giáo dân có quyền được đòi hỏi không một linh mục nào được từ chối cử hành Thánh Lễ cho dân chúng, trừ phi thật sự không thể được, hay đòi hỏi một linh mục khác cử hành Thánh Lễ cho họ, nếu họ không thể làm tròn giới răn tham dự Thánh Lễ, ngày chúa nhật hay các ngày lễ buộc khác, một cách khác.
164. “Nếu, không có thừa tác viên có chức thánh hay vì một lý do quan trọng khác, khiến cho việc tham dự cử hành Thánh Thể không thể thực hiện được”[269], dân kitô-hữu có quyền được, vào ngày chúa nhật, Giám Mục giáo phận theo dõi, theo khả năng, cho chính cộng đoàn có một cử hành, được tổ chức dưới chính quyền của ngài và theo các quy tắc của Giáo Hội. Tuy nhiên, các cử hành ngày chúa nhật đặc biệt loại này phải luôn luôn được coi như có một tính tuyệt đối ngoại thường. Vì thế, tất cả những ai được Giám Mục giáo phận chỉ định thi hành một chức vụ trong những cử hành như vậy, dù họ là phó tế hoặc giáo dân, họ “có trách nhiệm gìn giữ sống động trong cộng đoàn một sự “khao khát” đích thực bí tích Thánh Thể, để không bao giờ bỏ lỡ cơ hội nào có Thánh Lễ, bằng cách tận dụng sự hiện diện ngẫu nhiên của một linh mục, miễn là vị ấy không mắc ngăn trở theo giáo luật”[270].
165. Phải cẩn thận tránh xa mọi hình thức lẫn lộn giữa những buổi họp cầu nguyện thuộc loại này với việc cử hành Thánh Thể.[271] Vì thế, các Giám Mục giáo phận phải thận trọng lượng chừng có nên cho rước lễ trong những buổi họp như thế hay không. Để bảo đảm một sự phối hợp rộng rãi hơn trong lãnh vực này, một vấn đề như vậy nên được giải quyết ở cấp Hội Đồng Giám Mục, để đi đến một nghị quyết và phải được Tông Toà xác nhận, nghĩa là bởi Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Vả lại, trong khi vắng mặt linh mục và phó tế, nên phân bổ các phần khác nhau của việc cử hành cho nhiều tín hữu hơn là để chỉ một tín hữu duy nhất điều khiển toàn bộ buổi cử hành. Không một trường hợp nào nên nói về một giáo dân rằng người ấy “chủ tọa” việc cử hành.
166. Cũng thế, Giám Mục giáo phận, mà chỉ mình ngài có quyền quyết định trong lãnh vực này, không được một cách dễ dàng cho phép những cử hành loại này được tổ chức các ngày thường trong tuần, nhất là, hơn nữa, cho rước lễ ; việc này liên quan nhất là đến những nơi mà ngày chúa nhật trước hoặc sau, đã có hay sẽ có cử hành Thánh Lễ. Các linh mục được khẩn khoản yêu cầu, theo khả năng của mình, cử hành Thánh Lễ mỗi ngày cho dân chúng, tại một trong các nhà thờ, đã được ủy thác cho ngài.
167. “Cũng vậy, người ta không thể thay thế Thánh Lễ chúa nhật bằng những buổi cử hành Lời Chúa có tính đại kết, hay những buổi cầu nguyện chung với các kitô-hữu của [….] các Cộng Đoàn giáo hội, hoặc ngay cả việc tham dự vào các nghi thức phụng vụ của họ.[272] Hơn nữa, nếu, vì một sự cấp thiết khẩn cấp, Giám Mục giáo phận cho phép ad actum các người công giáo tham dự vào một buổi cầu nguyện chung loại này, các mục tử phải theo dõi để sự lẫn lộn không lan tràn nơi các tín hữu công giáo về việc cần phải tham dự, cả trong những trường hợp đó, Thánh Lễ buộc, vào một giờ khác trong ngày.[273]                                                                                                                                                                                                         
4. CÁC GIÁO SĨ BỊ SA THẢI KHỎI HÀNG GIÁO SĨ
168. “Giáo sĩ nào đã mất hàng giáo sĩ chiếu theo luật định thì bị cấm thi hành quyền thánh chức”[274]. Như vậy, vị ấy không được phép cử hành các bí tích bất cứ vì lý do gì, chỉ ngoại trừ trường hợp ngoại lệ được dự trù bởi giáo luật [275] ; vả lại, các tín hữu không được phép nhờ vị ấy cử hành, nếu không có một lý do chính đáng xác định bởi điều 1335 của Bộ giáo luật.[276] Hơn nữa, những vị ấy tuyệt đối bị cấm giảng thuyết,[277] cũng không được đảm nhận một trách nhiệm hay một chức vụ trong cử hành Phụng Vụ thánh, để khỏi gieo sự lầm lẫn nơi các tín hữu, và để khỏi làm lu mờ chân lý.                                                       
                       Hồng y Francis ARINZE
                                Bộ Trưởng
                   + Domenico SORRENTINO
                      Tổng Giám Mục Thư Ký


[247] x. Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Những dự định thực hành, n. 3.
[248] Bộ Giáo Luật, can. 900 § 1 ; x. Công Đồng Chung Latran IV, 11-30/11/1215, chap. 1 : DS 802 ; Clément VI, Lettre Mekhitar, Catholicos d’Armnie, Super quibusdam, 29/9/1351 : DS 1084 ; Công Đồng Chung Trente, Khoá XXIII, 15/7/1563, Doctrine et canons sur le sacrement de l’Ordre, chap. 4 : DS 1767-1770 ; Đức Piô XII, Thông điệp Mediator Dei : AAS 39 (1947) p. 553.
[249] x. Bộ Giáo Luật, can. 230 § 3 ; Đức Gioan-Phaolô II, Huấn từ cho Symposium về “sự cộng tác của giáo dân vào thừa tác mục vụ của các linh mục” ngày 22/4/1994, n. 2 : L’Osservatore Romano, 23/4/1994 ; Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Lời nói đầu : AAS 89 (1997) pp. 852-856.
[250] x. Đức Gioan-Phaolô II, Thông điệp Redemptoris missio, nn. 53-54 ; Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Lời nói đầu.
[251] x. Công Đồng Chung Vatican II, Ad gentes, 7/12/1965, n. 17 ; Đức Gioan-Phaolô II, Thông điệp Redemptoris missio, n. 73.
[252] x. Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Những dự định thực hành, art. 8 § 2.
[253] x. Đức Gioan-Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n.
[254] Bộ Giáo Luật, can. 900 § 1.
[255] x. ibidem, can. 910 § 1 ; x. Đức Gioan-Phaolô II, Thư Dominicae Cenae, n. 11 : AAS 72 (1980) p. 142 ; Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Những dự định thực hành, art. 8 § 1.
[256] x. Bộ Giáo Luật, can. 230 § 3.
[257] x. Bộ Kỷ Luật Bí Tích, Huấn thị Immensae caritatis, Lời nói đầu (1973) ; Đức Phaolô VI, Tông thư dưới hình thức tự sắc Ministeria quaedam, 15/8/1972 : ; Sách Lễ Rôma, Phụ Lục III : Nghi thức ủy nhiệm thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa, p. 1253 ; Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Những dự định thực hành, art. 8 § 1.
[258] x. Bộ Bí Tích và Phụng Tự, Huấn thị Inaestimabile donum, n. 10 : AAS 72 (1980) p. 336 ; Hội Đồng Giáo Hoàng về Giải Thích các văn bản Luật, Responsio ad propositum dubium, 11/7/1984.
[259] x. Bộ Kỷ Luật Bí Tích, Huấn thị Immensae caritatis, n. 1 : AAS 65 (1973) pp. 264-271, ở đây pp. 265-266 ; Hội Đồng Giáo Hoàng về Giải Thích các văn bản Luật, Responsio ad propositum dubium, 1/6/1988 ; Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Những dự định thực hành, art. 8 § 2 : AAS 89 (1997) p. 871.
[260] x. Bộ Giáo Luật, can. 767 § 1.
[261] x. ibidem, can. 766.
[262] x. Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Những dự định thực hành, art. 2 §§ 3-4 : AAS 89 (1997) p. 865.
[263] x. Đức Gioan-Phaolô II, Tông thư Dies Domini, nhất là nn. 31-51 (1998) ; Tông thư Novo Millennio ineunte, 6/1/2001, nn. 35-36 ; Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 41.
[264] Công Đồng Chung Vatican II, Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục Presbyterorum ordinis, n. 6 ; x. Đức Gioan-Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, nn. 22, 33.
[265] x. Bộ Nghi Lễ, Huấn thị Eucharisticum mysterium, n. 26 (1967) ; Bộ Phụng Tự, Chỉ nam về các cử hành Chúa nhật khi vắng linh mục Christi Ecclesia, 2/6/1988, nn. 5 và 25.
[266] x. Bộ Phụng Tự, Chỉ nam về các cử hành Chúa nhật khi vắng linh mục Christi Ecclesia, n. 18 (1988).
[267] x. Đức Gioan-Phaolô II, Thư Dominicae Cenae, n. 2 (1980).
[268] x. Đức Gioan-Phaolô II, Tông thư Dies Domini, n. 49 ; Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 41 ; Bộ Giáo Luật, can. 1246-1247.
[269] Bộ Giáo Luật, can. 1248 § 2 ; x. Bộ Phụng Tự, Chỉ nam về các cử hành Chúa nhật khi vắng linh mục Christi Ecclesia, 2/6/1988, nn. 1-2.
[270] Đức Gioan-Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 33.
[271] x. Bộ Phụng Tự, Chỉ nam về các cử hành Chúa nhật khi vắng linh mục Christi Ecclesia, n. 22.
[272] Đức Gioan-Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 30 ; x. Hội Đồng Giáo Hoàng cổ võ sự Hiệp Nhất các kitô-hữu, Chỉ nam về việc cổ võ các nguyên lý và quy tắc về hiệp nhất, La recherche de l’unité, 25/3/1993, n. 115.
[273] x. HĐ Giáo Hoàng cổ võ sự Hiệp Nhất các kitô-hữu, Chỉ nam về việc cổ võ các nguyên lý và quy tắc về hiệp nhất, La recherche de l’unité, n. 115.
[274] Bộ Giáo Luật, can. 292 ; x. Hội Đồng Giáo Hoàng về Giải Thích các văn bản Luật, Tuyên bố về việc giải thích can. 1335, seconde partie, Code de Droit Canonique, 15/5/1997, n. 3.
[275] x. Bộ Giáo Luật, can. 976 ; 986 § 2.
[276] x. Hội Đồng Giáo Hoàng về Giải Thích các văn bản Luật, Tuyên bố về việc giải thích can. 1335, seconde partie, Code Droit Canonique, 15/5/1997, nn. 1-2.
[277] Về những gì liên quan đến các linh mục đã được chuẩn sống độc thân, x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, Normes de procédures pour la dispense du célibat sacerdotal, Normes substantielles, 14/10/1980, art. 5 ; x. Bộ Giáo Sĩ và các cơ quan khác, Huấn thị Ecclesiae de mysterio, Những dự định thực hành, art. 3 § 5.

 

© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.