Chương V - Vài Nhận Xét Khác Liên Quan Đến Thánh Thể

Chương V
VÀI NHẬN XÉT KHÁC
LIÊN QUAN ĐẾN THÁNH THỂ

1. VỀ NƠI CỬ HÀNH THÁNH LỄ
108. “Thánh Thể phải được cử hành ở nơi thánh, trừ khi, trong trường hợp riêng, nhu cầu đòi hỏi cách khác ; dù vậy, trong trường hợp ấy, phải cử hành Thánh Thể ở một nơi xứng đáng”[197]. Thường là thuộc quyền Giám mục đánh giá quan niệm cần thiết của mỗi trường hợp riêng cho giáo phận của mình.
109. Một linh mục không bao giờ được phép cử hành Thánh Thể trong một đền thờ hoặc một nơi tôn nghiêm của một tôn giáo không phải là Kitô-giáo.

2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THÁNH LỄ
110. “Các tư tế nên luôn tâm niệm rằng công cuộc cứu chuộc hằng được tiếp tục thi hành trong mầu nhiệm Hy Tế Thánh Thể ; do đó, họ nên siêng năng dâng lễ, hơn nữa, rất đáng mong ước các tư tế dâng lễ mỗi ngày, cả khi các tín hữu không thể hiện diện, bởi lẽ Thánh Lễ là tác động của Đức Kitô và của Giáo Hội, chính khi cử hành Thánh Lễ mà các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính chính yếu của mình”[198].
111. Một linh mục, “dù vị quản đốc nhà thờ không quen biết”, phải được nhận cho cử hành hay đồng tế Thánh Lễ, “miễn là ngài xuất trình chứng thư (hay celebret)” của Tông Toà, hay của Đấng Bản Quyền, hay Bề Trên của mình, cấp ít ra cũng là trong năm, “hoặc vị quản đốc có thể nhận định cách khôn ngoan rằng không có gì ngăn trở vị linh mục ấy được dâng lễ”[199]. Các Giám mục phải chăm chú theo dõi hủy bỏ những tục lệ trái ngược.
112. Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng la tinh hay bằng một ngôn ngữ khác, với điều kiện phải sử dụng những bản văn phụng vụ đã được phê chuẩn theo quy tắc luật định. Ngoại trừ các Thánh Lễ phải cử hành trong ngôn ngữ của dân chúng, theo thời khóa biểu và theo thời gian do giáo quyền ấn định, các linh mục được phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng la tinh, ở mọi nơi và mọi lúc.[200]
113. Khi Thánh Lễ được nhiều linh mục đồng tế, Kinh Nguyện Thánh Thể phải được đọc trong ngôn ngữ mà tất cả các linh mục và dân chúng hiện diện trong buổi cử hành đều biết. Có thể xảy ra trường hợp, trong số các linh mục hiện diện, có vị không biết ngôn ngữ được dùng khi cử hành và không thể đọc các phần Kinh Nguyện Thánh Thể, dành riêng cho mình. Trong trường hợp này, các ngài không đồng tế, nhưng tốt hơn các ngài chỉ tham dự cử hành và mặc áo dành vào cung thánh, theo quy định.[201]
114. “Vào các Thánh Lễ ngày chúa nhật ở giáo xứ, với tư cách là “cộng đoàn Thánh Thể”, thường có sự hiện diện của những nhóm, những phong trào, những đoàn thể và những cộng đoàn nhỏ của các tu sĩ ở tại địa phương nữa”[202]. Dù được phép cử hành Thánh Lễ cho những nhóm riêng biệt theo các quy tắc của giáo luật,[203] các nhóm này cũng tuyệt đối không được chuẩn miễn tuân thủ cách trung thành các qui tắc phụng vụ.
115. Phải dứt khoát bài xích sự lạm dụng tùy tiện đình chỉ cử hành Thánh Lễ cho dân chúng, trái quy tắc của Sách Lễ Rôma và truyền thống đúng đắn của Nghi Lễ Rôma, lấy có để khuyến khích “chay tịnh Thánh Thể”.
116. Không được tăng số lượng Thánh Lễ trái với quy tắc giáo luật. Những gì liên quan đến bổng lễ, phải tuân thủ tất cả các quy tắc của giáo luật hiện hành.[204]

3. CÁC BÌNH THÁNH
117. Các bình thánh, dùng để đựng Mình và Máu Thánh Chúa, phải được làm hoàn toàn đúng với các quy tắc của truyền thống và của các sách phụng vụ.[205] Theo sự phán đoán của các Hội Đồng Giám Mục, mà quyền hạn này đã được ban cho với sự Toà Thánh xác nhận (confirmatio) các hành vi của các ngài, có thể thích thời thực hiện các bình thánh bằng cách sử dụng những chất thể khác, với điều kiện là chúng phải được chắc chắn. Nhưng mà, trong mỗi vùng, đòi hỏi cách nghiêm chỉnh phải chọn lựa những chất thể mà mọi người đánh giá là quý,[206] để tỏ sự tôn kính Chúa, và để tránh hoàn toàn, nơi mắt các tín hữu, mọi nguy cơ giảm bớt lòng tin nơi sự hiện diện thực sự của Đức Kitô dưới hình bánh và hình rượu. Như vậy, việc cử hành Thánh Lễ với bất cứ bình dùng hằng ngày hay thông thường hơn, phải được dứt khoát bài trừ, đặc biệt nếu đó là những đồ vật không có chút nào là nghệ thuật, hay chỉ là những cái giỏ thường, hay nữa là những đồ đựng bằng thuỷ tinh, đất sét, đất nung hay bằng những chất liệu khác dễ bể. Việc này cũng có giá trị đối với tất cả bình bằng kim loại hay được làm bằng những chất liệu dễ hỏng.[207]
118. Trước khi sử dụng, các bình thánh phải được linh mục làm phép, theo các nghi lễ được các sách phụng vụ ấn định.[208] Thật đáng khen nếu để Giám Mục giáo phận làm phép, để như thế ngài có thể đánh giá coi các bình thánh có thật đúng với công dụng dành cho chúng không.
119. Khi cho rước lễ xong, linh mục, đứng nơi bàn thờ hay nơi bàn để đồ lễ, lau sạch đĩa thánh và bình thánh trên chén thánh, theo các quy định của Sách Lễ, sau đó ngài lau chén thánh với khăn lau chén thánh. Nếu có phó tế, thầy cùng với linh mục trở lại bàn thờ, và làm sạch các bình thánh. Tuy nhiên, được phép để các bình phải làm sạch trên khăn thánh, ở bàn thờ hay ở bàn để đồ lễ, nhất là khi có nhiều bình, nhưng phải phủ kín chúng kỹ càng ; trong trường hợp này, linh mục hay phó tế làm sạch chúng ngay sau Thánh Lễ, khi dân chúng đã ra về. Cũng thế, thầy giúp lễ có lãnh thừa tác vụ giúp linh mục hoặc phó tế làm sạch các bình thánh, hoặc ở bàn thờ, hoặc ở bàn để đồ lễ, rồi sau đó đặt chúng vào chỗ của chúng. Nếu không có phó tế, thầy giúp lễ có lãnh thừa tác vụ đem các bình thánh qua bàn để đồ lễ, và chính tại nơi đây, theo lệ thường, thầy làm sạch và lau các bình thánh trước khi xếp gọn chúng vào chỗ đã định.[209]
120. Các mục tử phải chăm chú theo dõi các khăn thánh của bàn thánh phải luôn luôn sạch sẽ, đặc biệt những khăn có chạm đến Mình Máu Thánh Chúa. Chúng phải được giặt rất thường xuyên, theo thói quen được trung thành truyền lại. Như thế, đáng khen việc đổ nước lần thứ nhất của đồ giặt bằng tay hoặc vào giếng của phòng thánh nhà thờ hoặc trực tiếp trên mặt đất ở một nơi thích hợp. Kế đó, có thể giặt lại thêm một lần nữa theo cách thường.

4. LỄ PHỤC PHỤNG VỤ
121. “Việc dùng các màu khác nhau cho lễ phục phụng vụ nhằm diễn tả cách hiệu quả và rõ ràng đặc tính của các mầu nhiệm đức tin được cử hành, và, do đó, ý nghĩa của đời sống Kitô-giáo đang tiến triển qua tiến trình của năm phụng vụ”[210]. Thựa ra, sự khác nhau “của các chức năng trong việc cử hành Thánh Thể được biểu hiện bên ngoài bởi sự khác biệt của các lễ phục phục phụng vụ”. Quả nhiên, “các lễ phục đó cũng phải góp phần làm tăng vẻ đẹp của hành động phụng vụ”[211].
122. “Áo trắng dài (alba) được sợi dây nhỏ buộc ôm sát vào thắt lưng, trừ khi nó được may vừa vặn với thân hình mà không cần có dây buộc. Phải quàng khăn vai trước khi mặc áo alba nếu áo này không hoàn toàn phủ kín áo thường quanh cổ”[212].
123. Lễ phục riêng dành cho linh mục chủ tế, để cử hành Thánh Lễ hay các hành động thánh khác liên quan trực tiếp với Thánh Lễ, là áo lễ (casula), trừ trường hợp phi có dự trù một lễ phục khác mặc trên chồng lên áo alba và dây stola”[213]. Cũng thế, khi, theo chữ đỏ, linh mục mặc áo lễ, ngài đừng bỏ không mang dây stola. Tất cả các vị Bản Quyền phải theo dõi để mọi tục lệ trái ngược được hủy bỏ.
124. Ngoại trừ vị chủ tế phải luôn luôn mặc áo lễ theo màu ấn định, Sách Lễ Rôma cho quyền các linh mục đồng tế trong Thánh Lễ “khỏi mặc áo lễ, mà chỉ mang dây stola trên áo alba”[214], trước một lý do chính đáng, ví dụ như số các vị đồng tế quá đông và không có đủ lễ phục. Nhưng mà, nếu người ta có thể tiên liệu một trường hợp như thế, phải cố gắng hết sức cho có đủ lễ phục. Ngoại trừ vị chủ tế, các vị đồng tế có thể, khi cần, mặc áo lễ màu trắng nữa. Về phần còn lại, các ngài phải tuân thủ các quy tắc khác của những sách phụng vụ.
125. Lễ phục phụng vụ riêng của phó tế là áo dalmatica mặc ngoài áo alba và dây stola. Để tôn trọng một truyền thống cao quý của Giáo Hội, việc không dùng quyền khỏi mặc áo dalmatica là đáng khen.[215]
126. Phải dứt khoát bài trừ lạm dụng sau đây, trái ngược với những quy định của các sách phụng vụ : dù chỉ có một người tham dự, các thừa tác viên có chức thánh không được phép cử hành Thánh Lễ mà không mặc lễ phục phụng vụ, hay chỉ mang dây stola trên áo thụng của tu viện, hay trên áo tu sĩ thường, hay nữa trên áo thường.[216] Các Đấng Bản Quyền phải sửa chữa trong thời gian ngắn nhất những lạm dụng này, và các ngài phải theo dõi cung cấp cho tất cả các nhà thờ và các nhà nguyện thuộc quyền tài phán của mình, một số lễ phục phụng vụ, may đúng quy tắc.
127. Trong các sách phụng vụ, có một năng quyền đặc biệt được ban để, trong những ngày thật trọng thể, sử dụng các phục phụng vụ dành cho các ngày lễ và đặc biệt đẹp, dù chúng không đúng màu sắc của ngày lễ hôm đó.[217] Tuy nhiên, quyền này, liên quan một cách đặc thù đến các lễ phục phụng vụ rất cổ xưa, nhằm bảo toàn di sản của Giáo Hội, lại bị nới rộng một cách quá đáng đến những đổi mới; do đó, bỏ qua cách làm truyền thống, người ta chấp nhận những hình dáng và màu sắc, căn cứ trên những tiêu chuẩn chủ quan, và như thế là làm yếu đi ý nghĩa của một quy tắc, hại cho truyền thống. Những ngày lễ, các phẩm phục thánh màu vàng hay bạc có thể thay thế, tuỳ lúc, các màu sắc phụng vụ khác nhau, trừ ra màu tím và màu đen.
128. Thánh lễ và các cử hành phụng vụ khác, là những hoạt động của Đức Kitô và của dân Thiên Chúa được tổ chức có phẩm trật, được sắp đặt thế nào để các thừa tác viên có chức thánh và giáo dân có thể tham dự vào đó cách rõ ràng, tuỳ theo địa vị của mình. Như vậy, thường thường “các linh mục hiện diện trong cử hành Thánh Lễ nên thi hành chức vụ thuộc Chức Thánh của mình, ngoại trừ nếu có một lý do chính đáng miễn cho họ làm thế, và do đó họ nên mặc y phục phụng vụ mà đồng tế. Nếu không, họ mang áo surplis trên áo soutane”[218]. Ngoại trừ những trường hợp rất đặc biệt khi có lý do chính đáng, không cho phép họ tham dự Thánh Lễ, mà vẻ bề ngoài như giáo dân.

 

Hồng y Francis ARINZE
Bộ Trưởng
+ Domenico SORRENTINO
Tổng Giám Mục Thư Ký


 

[197] Bộ Giáo Luật, can. 932 § 1 ; x. Bộ Phụng Tự, Huấn thị Liturgicae instaurationes, n. 9 (1970).
[198] Bộ Giáo Luật, can. 904 ; cf. Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen gentium, n. 3 ; Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục ; Công Đồng Chung Trente, Khoá XXII, 17/9/1562, Giáo lý về Hy Lễ cực thánh Thánh lễ, chap. 6 : DS 1747 ; Đức Phaolô VI, Thông điệp Mysterium fidei, 3/9/1965 ; x. Đức Gioan-Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 11 ; Thánh Bộ Nghi Lễ, Huấn thị Eucharisticum mysterium, n. 44 ; SLR, Quy chế tổng quát, n. 19.
[199] x. Bộ Giáo Luật, can. 903 ; SLR, Quy chế tổng quát, n. 200.
[200] x. Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế về Phụng Vụ thánh Sacrosanctum Concilium, n.. 36 § 1 ; Bộ Giáo Luật, can. 928.
[201] x. Sách Lễ Rôma, Quy chế tổng quát, n. 114.
[202] Đức Gioan-Phaolô II, Tông thư Dies Domini, n. 36 ; x. Thánh Bộ Nghi Lễ, Huấn thị Eucharisticum mysterium, n. 27.
[203] x. Đức Gioan-Phaolô II, Tông thư Dies Domini, nhất là n. 36 ; Bộ Phụng Tự, Huấn thị Actio pastoralis (1969).
[204] x. Bộ Giáo Luật, can. 905, 945-958 ; x. Bộ Giáo Sĩ, Sắc lệnh Mos iugiter, 22/02/1991.
[205] x. Sách Lễ Rôma, Quy chế tổng quát, nn. 327-333.
[206] x. ibidem, n. 332.
[207] x. ibidem, n. 332 ; Bộ Bí Tích và Phụng Tự, Huấn thị Inaestimabile donum, n. 16.
[208] x. Sách Lễ Rôma, Quy chế tổng quát, n. 333 ; Appendix IV. Nghi thức làm phép chén thánh và bình thánh trong Thánh Lễ, pp. 1255-1257 ; Pontificale Romanum, được thực hiện theo nghị quyết của Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II, được Đức thánh cha Phaolô VI công bố, Nghi thức cung hiến nhà thờ và bàn thờ, ấn bản mẫu, ngày 29/5/1977, Typis Polyglottis Vaticanis, 1977, cap. VII, pp. 125-132.
[209] x. Sách Lễ Rôma, Quy chế tổng quát, nn. 163, 183, 192.
[210] Ibidem, n. 345.
[211] Ibidem, n. 335.
[212] x. ibidem, n. 336.
[213] x. ibidem, n. 337.
[214] x. ibidem, n. 209.
[215] x. ibidem, n. 338.
[216] x. Bộ Phụng Tự, Huấn thị Liturgicae instaurationes, n. 8c.
[217] x. Sách Lễ Rôma, Quy chế tổng quát, n. 346g.
[218] Ibidem, n. 114 ; x. nn. 16-17.

 

© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.