Suy ngẫm: Bác sĩ bị bắt tạm giam

BÁC SĨ BỊ BẮT TẠM GIAM

Trong cuộc đời của ta không ít lần nghe hay chứng kiến người này người kia bị bắt tạm giam để điều tra về những sự việc có liên quan. Như vậy, đó là chuyện bình thường trong một xã hội cần có sự ổn định, cần có sự trật tự. Vì luật pháp phải làm như thế để loại trừ và hạn chế những vi phạm, nhất là những vi phạm trầm trọng nguy hiểm bởi con người!

Nhưng, kể từ ngày 22/06/2017 có tin chính thức bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt tạm giam thì đã dấy lên rất nhiều tiếng than thở, tiếng bức xúc, lo lắng... nhất là để điều tra về cái tội mà vị bác sĩ này chẳng có liên quan! Hay giả như có liên quan thì cũng không đến nỗi phải bị bắt tạm giam để điều tra, trong khi ấy còn biết bao trường hợp khác thì lại không hành xử một cách khá đặc biệt như thế!

Đúng thế, cứ nhìn kỹ vào tấm hình bác sĩ bị dẫn giải bởi 3 vị công an mà thấy sao chua chát, đắng cay đến thế. Bác sĩ hiên ngang đi trước, bình thản đón nhận mọi bất trắc sẽ xảy tới cho mình, còn ngược lại 3 vị công an đi sau thì có vẻ không bình an cho lắm, chẳng khác gì mình là tội phạm. Nhưng dù là gì đi nữa thì vị bác sĩ này vẫn là người đang bị bắt và bị tạm giam!!! Từ một vài gợi ý này, ta đi vào những diễn tiến xảy ra sau khi vị bác sĩ bị bắt này: 

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt

Nhân viên ngành thận hoang mang vì bác sĩ lương bị bắt

Trước quyết định khởi tố, bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan đến vụ việc chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 18 người bị sốc phản vệ, 8 người tử vong, BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhân viên y tế của Khoa đang rất hoang mang, lo lắng. Bởi ở đây có 600 bệnh nhân đang lọc máu, chạy thận chu kỳ.

“Để nhân viên y tế ở Khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai yên tâm làm việc, chúng tôi đã họp tất cả nhân viên và động viên mọi người phải hết sức nghiêm túc và tuân thủ công tác an toàn trong lọc máu, sự an toàn cho bệnh nhân cũng chính là sự an toàn của nhân viên y tế”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

“Về cơ bản là chúng tôi có những kiến nghị như Hội Hồi Sức Cấp cứu, Chống độc. Nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) chỉ là người sử dụng nguồn nước sau khi được bàn giao và thực hiện các quy trình kỹ thuật lọc máu đã được Bộ Y tế ban hành….Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có những phân tích chi tiết, cụ thể ở góc thận nhân tạo. Chúng tôi sẽ đưa ra những ý kiến khách quan nhất về chuyên môn trong sự việc này”, BS Dũng cho hay. (http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nhan-vien-nganh-than-hoang-mang-vi-bac-si-luong-bi-bat-c46a884991.html).

Nóng 24h qua: Phản ứng xung quanh vụ bắt tạm giam bác sĩ Lương

Ngày 28/6, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế sẽ có văn bản đề nghị Công an tỉnh Hòa Bình thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bác sĩ Hoàng Công Lương, khoa Hồi sức cấp cứu BV Đa khoa Hoà Bình.

Theo những người trong ngành đánh giá, bác sĩ Lương là người có nhiệt huyết, năng lực chuyên môn tốt, trong khi việc phạm tội này mang tính chất vô ý, không có biểu hiện chạy trốn hay vi phạm tiếp hay cản trở cơ quan điều tra và địa chỉ gia đình rõ ràng. Vì vậy, cơ quan công an cần xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn, ví như cho bác sĩ Lương tại ngoại thay bằng tạm giam. (https://vn.peopleread.net/post/828170-nong-24h-qua-phan-ung-xung-quanh-vu-bat-tam-giam-bac-si-luong)

Vụ bắt bác sĩ Hoàng Công Lương: "10 triệu đồng nghiệp ai cũng hoang mang"

ĐBQH Nguyễn Anh Trí vô cùng đau xót cho biết: "Cả một đội ngũ gần 10 triệu người đang làm việc trong ngành Y tế ai cũng bàng hoàng, bất an”.

Viện trưởng Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương GS. Nguyễn Anh Trí cảm thấy vô cùng hối tiếc. Trao đổi trên Infonet, Gíao Sư nhận định: “Quyết định khởi tố vụ án của cơ quan cảnh sát điều tra là cần thiết, bởi trong tất cả những người liên quan gây ra thảm họa rất lớn - đó là đã gây tử vong 8 người và 10 người còn lại cũng bị rất nặng may đã được cứu chữa khỏi. Thế nhưng việc bắt tạm giam đối với BS Hoàng Công Lương thì tôi không đồng ý, tôi cho rằng chưa thực sự tâm phục khẩu phục nếu không muốn nói là chưa đúng”.

Cũng theo lời ĐBQH Trí, từ khi thông tin BS Lương bị khởi tố, bắt tạm giam, đã dậy lên làn sóng trên cả nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt đội ngũ cán bộ y tế nói riêng. “Chúng tôi bải hoải, chúng tôi bàng hoàng, chúng tôi lo lắng. Lo lắng ở đây một phần thương xót cho BS Lương, phần còn lại ai cũng lo lắng cho chính công việc của mình, cho số phận nghề nghiệp của mình. Đó là điều rất lớn, và các đồng nghiệp của tôi không chỉ trong nước mà ở cả nước ngoài họ cũng không thể chịu được điều này. (http://www.tinmoi.vn/vu-bat-bac-si-hoang-cong-luong-10-trieu-dong-nghiep-ai-cung-hoang-mang-011455007.html)

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: Cay đắng cho bác sĩ Hoàng Công Lương

Trước sự việc này, bà ĐBQH cũng là PGS mới thấy cay đắng, mới thấy đau xót vô cùng cho vị bác sĩ nói riêng, và các bác sĩ nói chung! để rồi bà cũng bức xúc trước các việc BS bị đánh, bị bắn, bị bắt quỳ xin lỗi, bị đâm chết, hay điều dưỡng bị hiếp dâm...mà không thấy ai xử lý gì!!! (http://infonet.vn/dbqh-pham-khanh-phong-lan-cay-dang-cho-bac-si-hoang-cong-luong-post230704.info)

"Truy tố bác sĩ Lương đang là cú sốc khủng khiếp với nhiều bác sĩ khác"

Bác sĩ Trần Văn Phúc- Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội tâm sự:

Sau nhiều năm thực hành y khoa gương mẫu, chiều ngày 22 tháng 6 năm 2017, bác sĩ Hoàng Công Lương đã chính thức bước chân vào nhà tạm giam. Cái chết của 8 bệnh nhân và 10 người may mắn thoát nạn là một cú sốc khủng khiếp với cả xã hội, nó bắt bác sĩ Lương phải đối diện với pháp luật.

Là người phụ trách chuyên môn khoa Hồi sức tích cực, Đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bác sĩ Hoàng Công Lương đã trực tiếp kí giấy đề xuất sửa chữa bảo dưỡng định kì hệ thống nước lọc RO2 và RO mini để phục vụ tốt cho việc chạy thận nhân tạo.

Trong ngày 28 tháng 5 năm 2017, hệ thống RO được sửa và thông báo qua điện thoại là xong hoàn chỉnh, nhưng chưa có biên bản bàn giao. Sáng 29 tháng 5, sau khi xem các điều dưỡng viên kiểm tra thấy máy chạy tốt, bác sĩ Lương đã ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân.

Việc làm đó của bác sĩ Lương đã sai. Hệ thống RO được bảo dưỡng xong nhưng chưa có biên bản nghiệm thu, chưa có biên bản bàn giao và thanh lí hợp đồng, nên việc bác sĩ Lương ra y lệnh thực hiện chạy thận cho người bệnh là quá nguy hiểm.

Công an đã làm đúng chức năng khi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp bác sĩ Lương với tội danh “vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.” – Điều 242 Bộ luật hình sự.

Án tù đã hiện rõ trước mắt bác sĩ Lương. Cuộc đời của anh sẽ chẳng bao giờ có thể lấy lại được những ngày tháng sống trong trại giam. Cá nhân anh sẽ bị tổn thương, gia đình anh sẽ vô cùng đau đớn, cả ngành y sẽ phải hứng chịu mất mát.

Sau khi ra tù, danh tiếng của bác sĩ Lương sẽ bị tổn hại, sự nghiệp bị tiêu tan, nó ảnh hưởng đến kế sinh nhai và không biết đến bao giờ trái tim anh mới có thể vận hành trở lại.

Với kinh nghiệm nhiều năm thực hành công tác khám chữa bệnh, tôi cho rằng tất cả các bác sĩ đều “giết người”, nhưng họ lại không bị truy tố. Chỉ đến khi xảy ra thảm họa, thì bắt buộc người ta phải tìm ra một ai đó chịu trách nhiệm về nó.

Tôi nhẩm tính mỗi ngày, một bác sĩ trung bình sẽ đưa ra khoảng 100 y lệnh hay quyết định với người bệnh. Mỗi năm làm việc khoảng 240 ngày, bác sĩ sẽ đưa ra khoảng 24.000 quyết định.

Không một bác sĩ nào là hoàn hảo, trong khi các tình huống y tế lại luôn phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro. Giả sử bác sĩ có khả năng đúng 99%, thì mỗi năm vẫn xảy ra khoảng 240 sai sót, trong số đó sẽ có những quyết định tác động rất xấu đến người bệnh, thậm chí có thể gây nên cái chết như 18 y lệnh chạy thận nhân tạo của bác sĩ Lương.

Về bản chất, nếu bác sĩ biết rõ ràng nguy cơ tử vong mà lại không quan tâm, thì trước cái chết của bệnh nhân bác sĩ sẽ là kẻ phạm tội.

Nhưng nếu trong 240 quyết định và hành động sai sót mỗi năm, bác sĩ vô ý gây ra cái chết, thì đâu là ngưỡng pháp lí để đưa ra phán xử phạm tội hay không phạm tội?

Tôi nhận thấy trong những năm gần đây, mỗi khi sự cố y khoa xảy ra, xã hội sẽ cáo buộc nguyên nhân do bác sĩ, thậm chí họ phải bị truy tố. Điều này phản ánh “văn hóa đổ lỗi” đang trở thành xu hướng xã hội, mà ở đó người ta tin rằng mỗi khi y tế xảy ra sự cố, sẽ phải có ai đó chịu trách nhiệm.

Bác sĩ Lương mắc lỗi, anh sẽ bị pháp luật trừng trị, cuộc sống của anh sẽ mất, vợ con anh sẽ bị bỏ rơi. Nhưng có một ý nghĩa sâu xa hơn thế, đó là thực trạng xã hội và pháp luật dường nhưng đang có một hố sâu khoảng cách nhận thức với nghề y.

Bởi vậy mà việc truy tố bác sĩ Lương đang là cú sốc khủng khiếp với tất cả các bác sĩ khác. Họ sẽ cảm thấy không chỉ áp lực, mà còn có sự bất công. Những thử thách không tốt lên môi trường chăm sức khỏe đã tạo tâm lí căng thẳng, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của bác sĩ.

Môi trường y khoa có nét đặc trưng rất riêng. Càng những sự cố nghiêm trọng thì trách nhiệm cá nhân lại không nhiều, nhưng trách nhiệm hệ thống thì không hề nhỏ.

Một mình bác sĩ Lương không thể biến cả lĩnh vực thận nhân tạo bị lộn ngược. Nhưng rõ ràng hệ thống quản lí chất lượng và an toàn người bệnh ở nước ta đang có vấn đề, mà cái chết của 8 bệnh nhân cùng 10 người may mắn thoát nạn là minh chứng rõ nhất cho một lĩnh vực cực kì quan trọng nhưng lại đang bị xem thường.

Khi lỗi thuộc về hệ thống, thì pháp luật dù có gia tăng đến đâu chăng nữa những chế tài hình sự đối với cá nhân, thì những sai sót cũng không thể giảm. Bác sĩ càng hoạt động chuyên môn nhiều thì càng xảy ra nhiều sai sót. Chỉ có bác sĩ không làm chuyên môn, thì sai sót với người bệnh cụ thể mới không xảy ra.

Theo tôi, cách tốt nhất để giảm thiểu những sai sót ở mỗi cá nhân, là ngành y tế phải bắt tay xây dựng thật bài bản hệ thống quản lí chất lượng và an toàn người bệnh. Cùng với đó, y tế phải tạo nên môi trường cởi mở, để bác sĩ dám nhận trách nhiệm và rút ra bài học từ những sai sót do chính mình gây ra.

Trong thảm họa y tế với 8 bệnh nhân chết và 10 người may mắn thoát nạn, theo tôi, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình cần thiết xem xét lại lệnh bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương.

Công an điều tra, viện kiểm sát và tòa án, phải rất cẩn thận và tỉ mỉ khi phân tích hành vi phạm tội của bác sĩ; bởi nếu không cẩn thận thì chính tư pháp sẽ mắc phải những sai lầm. (https://xemtuvithayhieu.com/truy-to-bac-si-luong-dang-la-cu-soc-khung-khiep-voi-nhieu-bac-si-khac.xem)

Phó Giáo sư y khoa 41 tuổi nghề: Bắt bác sĩ Lương là điều cực phi lý

PGS Nguyễn Văn Bàng xâu chuỗi các vấn đề trong sự việc và cho rằng bác sĩ Lương không phải là người phải bị bắt tạm giam. Ông đã có những phân tích từ kinh nghiệm của mình trong hơn 40 năm gắn bó với nghề y, và ông đã đặt ra những câu hỏi đanh thép:...... (http://infonet.vn/pho-giao-su-y-khoa-41-tuoi-nghe-bat-bac-si-luong-la-dieu-cuc-phi-ly-post230663.info)

Sau khi nghe tin con, cháu mình bị khởi tố bắt tạm giam, những người thân BS Lương rất sốc, mất ăn, mất ngủ chờ đợi tin con.

Hiện tại, bà nội BS Lương chỉ có một mong muốn duy nhất đó là sớm làm rõ sự việc, làm sao cho công bằng và khách quan nhất: “Tôi mong Nhà nước giải quyết sao cho công bằng, hợp lý để cháu được phấn khởi, nhanh về còn chăm con, giúp ích cho đời”.

Còn ông Hoàng Văn M. (bố BS Lương) khi được hỏi về việc con trai bị khởi tối, tạm giam, thì người bố này luôn giữ kín những tâm sự trong lòng. “Nghe tin con bị bắt tạm giam chúng tôi cũng sốc lắm. Nhưng giờ con cái chưa ổn định nên tôi chưa muốn nói gì. Tôi cũng động viên các cháu sai đâu sửa đó… Tất cả chờ vào pháp luật”. (http://www.baomoi.com/bat-bac-si-vu-8-nguoi-chet-khi-chay-than-ba-noi-gan-80-tuoi-dem-mat-ngu-ngay-cho-mong-tin/c/22640830.epi)

Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt: Cộng đồng mạng lên tiếng

N.T.H. là một  nữ bác sĩ cũng cảm thấy buồn khi chia sẻ: “Bản thân tôi làm việc trong ngành y 24 năm. Hồi sức cấp cứu tôi làm 10 năm trước đây làm việc không sợ áp lực, tinh thần thoải mái. Nhưng nay lại rất thấy mệt mỏi, sợ hãi nhất là những hôm đi trực đêm, thứ Bảy, Chủ nhật”.

Nickname Linh Linh bày tỏ sự lo lắng: “Sẽ chẳng còn bác sĩ nào tâm huyết với nghề. Bác sĩ sẽ dè dặt hơn khi ra y lệnh... Và đương nhiên bệnh nhân sẽ là người thiệt thòi”. (http://m.nguoiduatin.vn/dan-mang-phan-ung-vu-bat-bac-si-hoang-cong-luong-a330740.html)

Theo GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu Chống độc Việt Nam lập luận về vấn đề của quy trình chạy thận nhân tạo và trách nhiệm của bác sỹ. Đơn kiến nghị viết: “…Việc bàn giao thiết bị máy móc trước và sau khi sửa chữa bảo dưỡng trên giấy tờ chỉ là bàn giao về số lượng, chủng loại thiết bị… Nguồn nước khi được bàn giao cho nhân viên y tế để sử dụng, thực hiện kỹ thuật lọc máu cho người bệnh đương nhiên là đã đảm bảo chất lượng. Bác sĩ Lương cho biết chỉ định lọc máu theo chương trình, sau khi được bàn giao qua điện thoại của người có trách nhiệm (nhân viên phòng vật tư của Bệnh viện) là hợp lý. Nếu chờ đợi bàn giao bằng văn bản sẽ mất thời gian và lỡ kế hoạch đã đề ra. Mặt khác trong trường hợp này, nếu chỉ lọc máu cho bệnh nhân sau khi bàn giao bằng văn bản thì sự cố vừa qua vẫn xảy ra như vậy”.

Theo GS Nguyễn Gia Bình, khuyết điểm của bác sĩ Lương là thiếu sót về thủ tục hành chính mà thôi. Vì vậy, Hội Hồi sức Cấp cứu Chống độc đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, kết luận khách quan để tránh oan sai, giúp cho những nhân viên y tế yên tâm phục vụ người bệnh. (http://eva.vn/tin-tuc/chuyen-trong-can-nha-nho-cua-bac-sy-hoang-cong-luong-c73a315451.html)

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Tuấn: Lệnh khởi tố bác sĩ Lương không còn là câu chuyện riêng của một bác sĩ. Nó sẽ gieo rắc nỗi sợ lên những người cầm dao mổ. Nỗi đau đớn, nỗi tủi hổ không khiến chúng tôi chùn tay, nhưng sự sợ hãi thì khác…

Một khi các bác sĩ đều kiên định bảo vệ bản thân trước hết bằng việc răm rắp hoàn thành mọi thủ tục hành chính, lúc đó thảm họa y tế sẽ thực sự bắt đầu. (http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/bac-si-va-su-so-hai-3606708.html)

..........

Với những nhận định, chia sẻ kể trên cùng biết bao lo lắng khác của những người ở trong cuộc hay có liên đới cho thấy đã đến lúc ta không thể nào bàng quan trước các sự việc xảy ra. Ví như trong chuyện này, bác sĩ Lương bị kết tội đúng với hậu quả đã xảy ra... thì các bác sĩ Lương khác sau này có dám tiếp tục nhận nhiệm vụ chạy chữa cho bệnh nhân không? Như vậy, hôm nay ta kết án đúng tội đúng người thì có khác gì chính ta đã kết án chính mình, hay là tự mình giết mình! Từ chuyện bác sĩ Lương ta chịu khó để ý thì sẽ nhìn ra biết bao chuyện khác đã và đang xảy ra chung quanh ta khi làm phúc phải tội! Khi sống theo lẽ phải, sống theo sự thật mà lại bị kết án và bị nhiều người xúm lại bóp cổ ta đến chết!!!

Vì vậy, không chỉ hôm nay ta rộng lượng với bác sĩ Lương như yêu cầu, mong muốn của nhiều người, mà là cần xem xét bản chất của sự việc là gì, để rồi từ đó ta ý thức và có trách nhiệm hầu ngăn chặn những trường hợp tương tự sẽ xảy ra, ngay từ khi một vị bác sĩ bắt đầu bước vào bài học vỡ lòng của mình, cũng như giúp mọi người nhận ra việc quan trọng của cuộc đời mình để không chỉ cứu sống về mặt thân xác mà cả về mặt tinh thần nữa.

Làm gì thì làm, ta đừng bao giờ quên nghĩ, và làm tốt cho mọi người bao nhiêu có thể, chính là làm tốt cho ta vậy; ngược lại, ta luôn có suy nghĩ và làm những điều xấu, điều ác thì sẽ có ngày ta phải trả giá, một giá đắt mà ta chẳng thể nào ngờ tới!!! Bởi vậy có thể đơn giản nói rằng: Bác sĩ là một nghề cao quý, chẳng lẽ trong cái tâm cao quý ấy lại chứa toàn sự ác để “có thể xuống tay giết người?” thế thì làm sao xứng đáng là người có “Tâm cao quý!”. Còn ta, ta có cái tâm cao quý như bác sĩ không?

Thiên Quang sss

 

© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.