Phần II - Chương I - Bảng Đối Chiếu Về Sự Tiến Triển

PHẦN II

TỪ CŨ ĐẾN MỚI

THAY ĐỔI KIỂU MẪU

 

CHƯƠNG I

BẢNG ĐỐI CHIẾU

VỀ SỰ TIẾN TRIỂN

 

Linh đạo Thánh Thể cũ

Linh đạo Thánh Thể mới

Trước C.Đ Va-ti-ca-nô II, Thánh Lễ khởi đầu trong thinh lặng và hầu như không quan tâm gì đến cộng đoàn. Lý do dễ hiểu là vì thời đó chỉ linh mục mới được coi là người khởi sự “Lễ Sinh”, đó là hành vi và lãnh vực của ngài. Ngài đi ra bàn thờ theo đường ngắn nhất và khởi đầu tức khắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong Phụng Vụ Canh Tân, Thánh Lễ trước hết được coi là HÀNH VI XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN hơn là hành vi tôn thờ. Hay nói đúng hơn, trong hành vi tôn thờ của cộng đoàn, mối giây liên kết giữa các tín hữu được ràng buộc chặt chẽ hơn. Bởi thế Bài Ca Nhập Lễ có một ý nghĩa đặc biệt và mọi người được kêu gọi tham dự vào đó.

Ngoài ra, trong cuộc rước nhập lễ, đoàn rước phải gồm nhiều thành phần khác nhau tham dự, như: nghững người mang thánh giá và nến, người cầm bình hương, những người đọc sách thánh, các thừa tác viên ngoại lệ cho Rước Lễ và các thừa tác viên khác.

Nhiều kinh trong phần Nhập Lễ này, linh mục đọc nhỏ để cộng đoàn không tham dự được.

Phần Nhập Lễ cũng không có bài ca và phần này thường để diễn tả niềm vui nói lên cuộc mừng lễ và tạ ơn. Linh mục đi tới “bàn thờ Thiên Chúa”, Đấng làm cho tuổi xuân được vui tươi, nhưng Thiên Chúa cũng là Đấng đáng khiếp sợ, vì Ngài là Đấng thánh thiện tuyệt đối.

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích của Bài Ca Nhập Lễ là để liên kết những người đã qui tụ lại thành cộng đoàn và nhắm tới một một đích đặc biệt, nghĩa là họ qui tụ lại để cử hành vận may được Chúa tuyển chọn.

Việc lựa chọn bài ca không cần phải theo chủ đề, nhưng phải có đặc điểm liên kết cộng đoàn cử hành lại với nhau, (nói đúng ra thì chỉ có một chủ đề duy nhất cho mọi cuộc cử hành Thánh Thể, đó là cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giê-su). Với chức năng đó, thì âm nhạc quan trọng hơn lời ca. Vì thế giai điệu của bài ca phải linh hoạt. Thường thường bài ca được đi kèm theo cuộc rước nhập lễ và kéo dài cho tới khi chủ tế tiến tới bàn thờ và xông hương xong (nếu có xông hương).

Không có lời chào giáo dân cho tới sau Kinh Vinh Danh và lời chào đó cũng là lời giới thiệu trước Lời Nguyện Mở Đầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời chào ngay từ khởi đầu mời gọi cộng đoàn cùng hành động.

Nên nhớ, phần này hiện giờ được gọi là PHẦN MỞ ĐẦU, chứ không gọi là Nghi Thức Nhập Lễ (Entrance Rite). Nghi Thức Nhập Lễ chỉ là một trong những thành phần của của Phần Mở Đầu. Phần Mở Đầu này không chú tâm đến Nghi Thức Tiến Vào (Entrance), nhưng đặc biệt nhắm tạo thành một cộng đoàn tôn thờ có khả năng lắng nghe cách nghiêm chỉnh và cử hành cách xứng đáng (Qui Chế Tổng Quát, #24b).

 

NHỮNG SUY TƯ MỤC VỤ

1- Khi dân chúng tu họp nhau để cử hành một cuộc lễ đặc biệt, thì một cách lý tưởng, họ nên gặp nhau ở ngoài nhà thờ trước, trao đổi và trò truyện với nhau, sau đó mới cùng nhau tiến vào thánh đường trong khi hát bài Ca Nhập Lễ. Ở ngoài nhà thờ, chủ tế chào đón giáo dân, chỉ định các tác vụ, như: đọc Sách Thánh, quyên tiền v.v. Dân chúng cũng chào hỏi nhau trong khi chờ đợi khởi đầu bài Ca Nhập Lễ.

2- Chủ tế cũng nên mặc áo lễ ở trước cửa nhà thờ nơi khởi đầu cuộc rước.

3- Phải hết sức tránh, đừng để một mình ca đoàn hát bài Ca Nhập Lễ, vì như thế, sẽ không nói lên được ý nghĩa và chủ đích xây dựng cộng đoàn của phần Phụng Vụ này. Trình diễn đại phong cầm hoặc các nhạc cụ khác cũng cần phải tránh như vậy.

4- Chủ tế phải luôn ý thức rằng, bất cứ ngài nói gì hay làm gì trong cuộc cử hành Thánh Thể cũng đều phải nhắm tới việc xây dựng cộng đoàn thành một đơn vị tôn thờ duy nhat. Hãy liệt kê những thí dụ liên quan đến điểm này.

5- Để khích lệ sự ý thức của cộng đoàn, hãy mời giáo dân ngồi xít lại gần nhau và đừng để khoảng trống quá lớn ở các hàng ghế (Hãy coi những người Hồi Giáo tụ họp nhau thế nào khi họ đến cầu nguyện: Sau khi người đầu tiên tiến vào chỗ mình rồi, người thứ hai tiếp nối đến sát cạnh người trước, và cứ thế tiếp tục cho tới người chót. Không có một khoảng trống nào ở giữa cộng đoàn của họ. Và hãy coi tất cả đều cùng nhau cúi đầu và cùng nhau cầu nguyện thế nào). Tuy sự duy nhất bề ngoài không phải là điều cốt yếu, nhưng sự duy nhất ấy cũng giúp làm tăng ý thức của cộng đoàn rất nhiều.


 


 

© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.