CHƯƠNG I - ĐỜI THƠ ẤU

PHẦN I

Cha Mẹ Hiền Lành Để Đức Cho Con

 

CHƯƠNG I

ĐỜI THƠ ẤU

 

Mấy lời giới thiệu

          Ngày 25 tháng 7 năm 1962 ban đụ công nhận lại phép lạ Chúa đã làm và công nghiệp của Thánh Giulianô Eymard, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nói: "Trong các vị tôn sùng Phép Thánh Thể, Chân phúc Eymard đứng hàng đầu".

          Ngày 9 tháng 12 năm 1963. Trong buổi lễ tuyên dương Hiển Thánh cho Cha Eymard, cũng Đức Gioan XXIII đã giảng: "Đặc điểm, và tư tưởng hướng định cuộc đời Thánh Eymard là: Tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô ngự trong Nhiệm Tích Thánh Thể".

Khung cảnh xứ đạo

          Trong thời Đệ nhị cách mạng Pháp. Trên cao nguyên Mateysine, gần biên giới Pháp - Ý, có làng La Mure, không trù phú như bây giờ, nhưng dân đông và cảnh đẹp. Dân tình thuận hòa và hiếu khách. Điểm đáng lưu ý là dân làng nhiệt thành tôn sùng nhiệm tích Thánh Thể. Mỗi khi có người hấp hối thì có hiệu chuông đặc biệt, để ai nấy đến nhà thờ chầu Mình Thánh Chúa, cầu nguyện cho người sắp qua đời.

          Cách mạng Pháp năm 1799 chủ trương diệt tận gốc Giáo Hội Công Giáo. Trong nước, họ quốc hữu hóa các nhà  thờ, các tu viện, chủng viện. Họ trục xuất các giáo sĩ, tu sĩ. Họ săn đuổi ráo riết những ai còn lén lút ở lại lo cho dân Chúa. Các Linh mục đã phải than : “Tổ quốc thì không cho chúng tôi ở. Lên trời thì không có cánh. Muốn đâm đầu xuống biển thì Chúa cấm. Làm sao bây giờ ?”

          Ngoài ra, họ xô quân qua biên giới, sang Ý tới Rôma, xâm chiếm Tòa Thánh. Họ bắt Đức Giáo Hoàng Piô VI, lột bỏ áo chức, và huy hiệu Giáo Hoàng. Nhốt Ngài vào nhà tù. Giải về Pháp. Mặc dầu Ngài đã 80 tuổi, lại tàn tật, mà suốt quãng đường dài hơn 1.000 cây số, trên chiếc xe bánh sắt lọc cọc. Ngài bị dằn vặt không ngớt, làm cho thân mình Ngài càng tiều tụy.

          Giáo dân làng La Mure nghe tin đoàn áp giải Đức Giáo Hoàng sắp qua, rủ nhau ra đón đường yêu cầu lính phải ngừng lại để họ được nhìn mặt vị Cha chung. Người ta phải vực Ngài ra. Muốn ban phép lành cho giáo dân, Ngài giơ tay không nổi. Thương Cha già bị cảnh tù đày, họ òa lên khóc, và bất chấp lệnh cấm của chính quyền, họ vừa xin vừa đe, vừa nhất quyết nằm ra cản đường để xin được giữ Ngài lại hai ngày. Họ thi nhau săn sóc bồi dưỡng cho Ngài.

          Sau đó lính áp giải Đức Giáo Hoàng về giam tại Valence. Chính quyền tuyên bố: “Đây là tên Giáo Hoàng cuối cùng của đạo Kitô”. Họ đã để Ngài chết vì kiệt sức. Họ chôn Ngài như một tử tội. Không cho đặt mộ bia, mà san bằng mặt đất.

          Ngày nay, giáo dân La Mure vẫn cho là: “Vì cử chỉ hiếu thảo của cha ông họ, mà La Mure được là quê hương của một Đấng Thánh”, Thánh Giulianô Eymard mà độc giả sẽ làm quen qua những trang sau:

Một gia đình xiêu bạt

          Sau biến cố nói trên, một gia đình cũng vì loạn lạc, cấm cách nên phải xiêu bạt đến La Mure. Ông Eymard một Kitô hữu có đức tin sắt đá, đã mất cả gia sản lại thế m cái tang vợ. Lâm cảnh gà trống nuôi con mà nuối không nổi, vì những 7 miệng ăn cả thảy, ông đành phải phó thác các con lớn cho bà con cô bác, chỉ dắt theo Maria Anna, một mụn gái năm tuổi, đến La Mure khất thực. Thấy dân làng giàu bác ái và sùng đạo, ông dừng chân kiếm việc và ngủ nhờ nay đây mai đó trong các kho chứa cỏ khô.

          Vì khéo xoay xở và có lương tâm, nên dân làng cũng thương tình giúp công ăn việc làm. Khi thì hàn nối, lúc lại sửa khung cửi hoặc cối ép dầu, có khi lại mài dao... Dành dụm được đôi chút, ông thuê một căn nhà, và cưới người vợ khác để lo cho con.

          Cô Madalena Pelorsa, một thiếu nữ cùng làng với người vợ trước, được ông Eymard lưu ý vì tính tình dịu hiền. đạo đức, và cần cù.

          Với vợ kế, ông Eymard thêm được ba con. Nhưng cả ba đều chết yểu. Đồng thời bốn trong sáu con vợ trước cũng chết, chỉ còn lại Antoniô và Maria cô gái xiêu bạn theo Cha. Nỗi buồn của hai ông bà không để đâu hết. Ông Eymard trở nên ít nói và nghiêm nghị. Nhưng bà Eynard luôn cố gắng giữ bình tĩnh, để làm dịu đau thương các người thân yêu, Bà chỉ khát mong một mụn con trai để dâng cho Giáo Hội, hầu được phục vụ Chúa trong chức Linh mục.

Tiếng khóc chào đời

          Người con bà cầu mong đã chào đời ngày 4 tháng 2 năm 1811. Con trai, và cũng là con út của gia đình. Ông Eymard đặt tên con là : Phêrô Giulianô Eymard. Nhưng thường trong nhà chỉ gọi tắt là Giulianô. Giulianô được lĩnh Ơn thánh tẩy ngày 5 tháng 2 năm 1811. Vú bộ đồ đầu lại chính là anh Antoniô và chị Maria. Sau này anh Antoniô bị gọi nhập ngũ, rồi mất tích trong chiến sự miền đông. Bà Eymard vì từ tâm nhận nuôi Annetta, một trẻ gái mồ côi - sinh trước Giulianô ít tháng, và trở nên chị em đồng nhũ với Giulianô. Như vậy gia đình Eymard có hai gái : Maria Annetta và một trai Giulianô.

Trường học gia đình

          Nhờ làm ăn thuận lợi, ông Eymard đã sắm được một cối ép và tiệm bán dầu. Công việc nhiều, phải thuê người giúp. Nhưng không vì thế mà ông nguôi lòng đạo, mải mê công việc mà nhếch nhác việc hồn. Trái lại, ông đã gia nhập hội "Chầu đền tạ" và rất trung thành với nội quy, nếu gương một Kitô hữu sốt sắng . Mỗi ngày Chúa nhật ông ân cần dự lễ, kiêng việc xác và đi thăm viếng người yếu đau. Khi kiệu Thánh Thể hàng tháng trong họ, ông không ngại mang phương dụ hay cầm đèn theo kiệu.

          Đối với người trong làng. họ đánh giá ông là quá nghiêm khắc và hơi giữ chặt túi tiền. Nhưng điều đó không lạ. Tang thương đau khổ đã làm khe khắt lòng ông, và vì cần kiệm mới gây dựng được sự nghiệp, để sinh sống. Ông đã có thói quen suy tính khi phải tiêu pha. Nhưng cũng vì thế gia đình ông tránh được những đau khổ thể chất và tinh thần, do nạn cờ bạc rượu chè, mà nhiều gia đình khác vì đó phải tan hoang.

          Bà Eymard thì dịu hiền, quý chồng thương con. Khi phải lo giáo hóa con dại, bà càng tỏ ra là một bà mẹ gương mẫu. Con chồng hay con nuôi, bà cũng yêu thương săn sóc như con đẻ. Antoniô được bà quý như em trai. Maria được bà cưng như gái đầu lòng. Dân làng ai cũng ca ngợi tư cách của bà : "Bánh đúc không xương, tuy là mẹ ghẻ mà thương con chồng". Với Giulianô thì khỏi nói. Anh Antoniô đã mất tích, Giulianô là trai duy nhất của gia đình. Bà cưng con nhưng không nhu nhược khi phải sửa dạy. Biết rằng : muốn cho con nên người đạo đức cần phải có ơn Chúa, nên chẳng ngày nào bà không đến viếng Mình Thánh đổi 3 phút cầu cho con và cho mình. Chẳng mấy khi vắng bà trong những buổi chầu Mình Thánh Chúa trọng thể. Nếu trời quang mây lạnh thì bà đưa hoặc Annette hoặc Giulianô đi theo. Khi Linh mục nâng Mình Thánh Chúa làm phép lành cho giáo dân, bà cũng nâng con lên, trong lòng thầm nguyện xin Chúa ban phép lành cho các con. Cử chỉ ấy đã ảnh hưởng sâu vào tâm hồn Giulianô.

          Giulianô cũng rất sung sướng được theo mẹ đi lễ hay đi chầu. Khi ở nhà thờ Giulianô tỏ ra rất ngoan, không bao giờ chán và giục mẹ vẻ như Annetta hay các trẻ đồng trà. Mới sáu tuổi, Giulianô đã ý thức được Chúa ngự thật trong hình Bánh và khao khát được theo mẹ và chị lên rước lễ. Có lần vì đau, phải ở nhà, khi chị Maria đi lễ về, Giulianô hỏi: Chị có rước lễ không ? - Có. Tức thì Giulianô choàng tay ôm lấy Maria gục đầu vào ngực chị một lúc lâu, Rồi ngẩng đầu nhìn chị nói: "Chúa Giêsu đang thở trong ngực chị".

          Hồi 7 tuổi, Giulianô thường lén đến nhà thờ một mình. Bà Madalena làm thinh, vì biết con ngoan và vì đường đến nhà thờ không có gì nguy hiểm, cũng không xa.

Một triệu chứng tương lai

          Nhưng có một lần thấy Giulianô vắng lâu. Bà nóng lòng sai Annetta đi tìm. Vào nhà thờ, chẳng thấy ai, Annetta ngơ ngác, dón dén lên gần bàn thờ. Quỳ lên bao lơn, đảo mắt nhìn quanh. Không thấy gì. Thầm nghĩ hay Giulianô nấp ở đâu, cô bạo dạn bước vào cung Thánh. Vòng ra phía sau bàn thờ. Bắt gặp Giulianô đang ghé sát tai vào Nhà Tạm, mắt lim dim, như nghe ngóng, cũng không biết có ai đang tìm mình. Annetta vui mừng kêu khẽ: "Ông tướng làm gì mà để người ta tìm mãi ?”

          - Giuliano trả lời rất tự nhiên : “Em cầu nguyện mà.”

          - Gớm cầu nguyện thì việc gì phải leo mãi lên đây mà ngồi ? (Giulianô trèo lên ghế cao, thường để sau Nhà Tạm)

          - Giulianô chỉ tay vào Nhà Tạm nói: “Chúa ngự ở trong, em lên đây để được gần Chúa hơn”.

          Những người biết truyện đều cho đó là điềm tốt của một tâm hồn ưa sống chiêm niệm.

          Giulianô rất có lòng sùng mộ Chúa ngự trong Phép Thánh Thể. Từ nhỏ cậu thường cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con được rước lễ sớm. Xin cho con ngoan để được rước lễ”.

Thánh không phải là không có tật xấu

          Không phải là người không có tật xấu mới là Thánh, nhưng Thánh là người biết hướng tất cả về mến Chúa. Thánh Phêrô Tông Đồ có tính nóng nhưng đã biến nó nên lòng, mến nhiệt thành. Thánh Phaolô đã đổi tính hiếu thắng thành năng lực Tông đồ rao truyền Tin Mừng không mệt mỏi.

          Vì dễ bảo và lễ độ, Giulianô được tuyển vào ban lễ sinh. Theo thói ở La Mure khi đó, chú giúp lễ cầm chuông nhỏ chạy rảo khắp xóm, lên hiệu trước giờ lễ. Các trẻ thường ưa lắc chuông hơn là giúp lễ. Giulianô thích cả hai, nếu để tự do, không trẻ nào tranh với cậu được. Không phải vì cậu dậy sớm hơn người ta, nhưng vì láu lỉnh, Giulianô lẻn vào nhà thờ chập tối, để giấu chuông, hoặc mang về nhà, Để mai sớm tha hồ mà lắc.

          Giulianô cũng thích chơi những trò nguy hiểm. Nhưng khi người lớn bảo thôi là thôi ngay.

          Không góc nào trong làng thoát dấu vết của Giulianô, Khi cậu đã để tâm cái gì thì quyết làm cho kì được.

          Năm 1815, Hoàng Đế Napolêon từ nơi lưu đày trở về với đoàn kỵ binh. Quân phục sặc sỡ, làm khoai mắt bọn trẻ. Chúng cũng đua hóa trang làm lính. Chiều em, Maria cũng may cho Giulianô một bộ binh phục giả. Nhưng cái túm lông trên chóp mũ bằng len màu, không làm cho Giulianô khoái lắm. Nhớ ra khi đi bán dầu đã thấy trong nhà nuột bà già có một túm lông chim đẹp lắm. Nghĩ bụng, nếu có tính lông đó thì không đứa nào trong làng địch lại được bộ giáp của mình. Vì quá ước mong, Giulianô đã đánh cắp túm lông gắn lên mũ. Rồi vênh vang cầm kiếm ra phố, tự cho mình là oai phong lẫm liệt ghê. Nhưng qua cái vui chốc lát, Giulianô cảm thấy hối hận, xấu hổ. Đem túm lông trả lại  chỗ cũ. Sau này mỗi lần nhớ chuyện xưa, Giulianô thường tỏ ra hối hận.

          Một lần khác, vào mùa đông tuyết phủ ngập đường, bọn trẻ trong làng kéo nhau ra trượt tuyết. Ông Eymard thấy con ốm yếu, có thể bị cảm hàn, nên cấm Giulianô ra ngoài. Giulianô cứ năn nỉ : "Bố cho con ra chơi với chúng nó".

          Làm ông cáu lên: "Không, Bố cấm rồi nghe chưa ?"

          Nói rồi ông đi làm. Vắng Bố tiếng reo hò ngoài đường hấp dẫn, và lôi Giulianô ra ngoài khi nào không hay. Cái vui cũng chỉ được chốc lát, rồi nhớ lệnh Bố, Giulianô hối hận tìm Bố thú tội, và xin lãnh hình phạt

Đi học

          Thời đó chưa có lớp Mẫu giáo, nên Giulianô vào trường muộn. Tuy thích đi học nhưng lại tiếc cái thú quấn quýt bên mẹ, và nũng nịu với chị. Ở trường thì thầy nghiêm nghị, chúng bạn tinh nghịch. Ban đầu cậu chán. Nhưng vì thông minh, Giulianô được thầy yêu bạn quý. Mẹ lại khuyến khích : "Chúa cho trí thông minh mà không học thì có lỗi. Không học thì thiếu sáng suốt, cả đời phải khổ vì dốt, bị người ta khinh. Có học thì không những thân đỡ khổ, lại có thêm phương thế để biết và hiểu về Chúa hơn. Có thế giá để nói về Chúa cho người khác biệt và mến Chúa". Nhờ vậy Giulianô phấn khởi và chăm học. Mấy đứa lớn ghen tương, hay thù vặt và hại ngầm. Nhưng vì quảng đại, và muốn tập nhịn nhục, Giulianô không bao giờ cáo thầy hay kể với cha mẹ.

          Tuy đi học, nhưng cũng không được rảnh rang như con nhà người ta. Ông Eymard vốn tính ham việc, lại gây được chút sản nghiệp cũng khó khăn, nên ông lý luận thực tế rằng : Học chi thì học, cần phải học lấy một nghề đã. Mỗi khi tan học, hay ngày nghỉ, Giulianô phải đến lò ép dầu học nghệ với bố. Hoặc mang dầu đi giao cho các tiệm bán lẻ. Nhiều khi bị trẻ làng chế diễu: Chà! Hội quá, sặc mùi dầu. Chà ! Nhớp quá. Bực lắm, nhưng Giulianô không hằn vặt, không giận lậu. Chỉ lát sau, chúng đến xin bã dầu thì cậu lại  cho một cách rộng rãi. Nhờ những lúc đi giao hàng, Giulianô thường ghé nhà thờ đôi ba phút viếng Thánh Thể. Cậu xin Chúa cho mình lòng quảng đại, yêu thuận hòa và tâm hồn trong trắng. Đó cũng là tập quán và những tư tưởng do mẹ truyền cho.

Muốn nên Thánh

          Thấy con ham học và ham đọc, Bà Madalena đích thân lựa sách cho con. Sách giải trí có mà truyện thánh cũng nhiều. Nhờ đó Giulianô cũng ước ao nên thánh, nhưng tưởng rằng muốn nên thánh phải hãm mình nhiều và làm những việc đền tội nặng nề.

          Một buổi chiều, thấy nhà thờ vắng người. Muốn bắt chước các hội viên đền tạ, Giulianô vào nhà thờ, khép cửa lại. Rút ra quận thừng quàng vào cổ. Bỏ giày, tay cầm nến sáng. Tiến chậm rãi về phía cung Thánh. Quỳ trước bao lơn đọc kinh đền tạ to tiếng. Xin Chúa tha thứ tội lỗi cho trần gian. Không ngờ có một bà đang thầm lặng trên gác hát, tưởng thằng bé này giỡn vô phép. Bà xuống tận nơi cho biết con cái nhà ai. Bà mắng thậm tệ. Nhưng Giulianô ngây thơ trả lời: "Thưa bà con có ý làm việc đền tạ mà".

Lòng mộ đạo

          Gần nhà, có một người góa vợ, nghèo mà phải nuôi ba con dại, chúng lại là gái nhưng nghịch quá con trai. Khi phải đi đâu xa, anh ta đưa mấy đứa nhỏ sang nhờ Giulianô trông giùm. Giulianô hãnh diện lãnh nhận trách nhiệm và thực hành một cách tận tâm. Đã đọc nhiều hạnh các thánh, nhất là đọc Phúc âm và Cựu ước, nên Giulianô biết nhiều truyện và kể rất có duyên, khá hấp dẫn. Bọn trẻ vì ham nghe trở nên dễ bảo và mến Giulianô. Có lúc cậu rủ thêm nhiều trẻ khác, tổ chức rước tượng ảnh chung quanh nhà. Lấy khăn bàn khoác làm áo choàng. Giulianô cung kính bống tượng Đức Mẹ đi kiệu. Đôi khi bọn trẻ nô cười. Giulianô tỏ vẻ giận và nói: “Phải cầu nguyện đi”. Rồi bắt chước cha sở giảng, mà giảng thực tình.

          Trong kho chứa đồ đạc và hàng hóa, Giulianô lấy gỗ đóng 14 thánh giá, rồi mời chị Maria đến đọc bài gấm mỗi chặng, để Cậu và Annetta cùng theo một cách nghiêm trang.

          Đầu lối vào làng La Mure có một quả đồi. Trên đỉnh đổi dân làng đã dựng một thánh giá để kỷ niệm, tuần đại phúc. Những lúc rỗi công việc và đẹp trời nhiều người đến đó cầu nguyện. Giulianô cũng bắt chước lên đó để nghĩ về Chúa, theo như cậu nói: “Đây là nơi thanh tinh, vắng lặng, dễ nâng cao tâm hồn”.

Xưng tội và thêm sức

          Thời đó ảnh hưởng Jansénismô còn mạnh, nên Giulianô không được rước lễ sớm như các trẻ nhỏ bây giờ. Cả việc xưng tội người ta cũng dè dặt. Một năm đôi lần là nhiều. Giulianô ao ước được xưng tội luôn, mặc dầu chưa được rước lễ. Cậu muốn linh hồn mình bao giờ cũng trong trắng. Cha sở không cho thì Cậu đi nơi khác. Một sớm mùa đông. Giulianô đã dại dột cùng với một bạn đồng trà tên là Victor Baret. Cả hai nhịn ăn sáng, cuốc bộ 8 cây số đến Villars. Đến nơi, hai cậu dự lễ. Sau lễ, xưng tội rồi mới về. Vừa đói vừa mệt, nhưng lòng tràn ngập niềm vui, Giuliano nói với bạn: Mình được ơn tha thứ, mình trở nên trong sạch nhẹ nhàng, thật vui sướng. Chúng mình cần phải sống trong sạch và tử tế hơn.

          Ngày 22 tháng 5 năm 1822, Giulianô được chịu phép Thêm sức, do Đức Cha Claude Simon.

          Từ đó, Giulianô cảm thấy một niềm tin yêu Chúa mạnh mẽ hơn và càng mong mau tới ngày được rước lễ lần đầu.

          Thật là một gương mẫu thánh thiện hiếm có, nhưng phải nhìn nhận rằng: Lòng sốt sắng của Giulianô có lúc không hợp thời, và chúng ta không nên bắt chước, ví dụ: Tuổi cần phải ăn ngủ cho thân thể phát triển đầy đủ, cậu lại bắt chước cha mẹ thức khuya, và ăn chay nhiệm nhặt suốt mùa chay. Lén lấy phần mình cho kẻ khó. Có lần chị Maria gặp em đói lả. “Đi phải vịn vách cho khỏi té”. Về sau Giulianô hay đau yếu cũng là vậy. Chính Thánh Gioan Vianney cũng mắc cái tật đạo đức không hợp thời đó, nên khi về già, Ngài đã gọi: “Sự hãm mình, ăn uống thiếu thốn là cái dại của tuổi trẻ”. Bà Madalena cũng đã nhiều lần cấm con bớt phần ăn cho kẻ khó, và cho phương tiện khác để giúp con phát triển tinh thần bác ái. Nhưng bà không dè, con bà lại bày ra nhiều cách kín đáo để hãm mình.

          Nhưng, những lầm lẫn của Giulianô cũng không ngoài Lý Chúa Quan Phòng để khi viết luật dòng, Người để ý cách riêng về sự ăn uống và giấc ngủ cho các tu sĩ nam nữ của dòng Ngài.

Rước lễ lần đầu

          Điều Giulianô mong đợi nhất đã đến. Ngày 16 tháng 3 năm 1823, cậu được rước lễ lần đầu. Giulianô không ghi lại cảm tưởng nào về ngày ấy. Ba mươi năm sau, khi làm Linh mục rồi người mới nói: "Biết bao ơn lành Chúa đã ban cho tôi trong ngày đó".

          Chị Maria nói: “Giulianô nhiệt thành yêu mến và khao khát được rước lễ, nên nóng lòng mong đợi ngày ấy lắm’.

          Cậu định chỉ xin một ơn là : được làm Linh mục.

          Ngày đó cũng là ngày Giulianô quyết tâm nên thánh. Ơn Chúa dĩ nhiên là động lực chính. Nhưng như các chị Maria và Pauline đã gây một ảnh hưởng lớn cho Thánh Têrêsa, thì chị Maria cũng góp phần không nhỏ giúp Giulianô sửa soạn ngày rước lễ lần đầu. Gương sáng và lời chỉ bảo sáng suốt tận tình của chị, đã có ấn tượng sâu trong tâm hồn em.

          Gần ngày được rước lễ, nghe biết sắp có đoàn hành hương đi Laus, Giulianô năn nỉ bố cho mình đi theo, để xin Đức Mẹ giúp sửa soạn tâm hồn. Cảm thông lòng con ngoan hiền, ông Eymard gửi gắm Giulianô cho người đồng hành trông giùm . Suốt 80 cây số đường bộ, lúc lên dốc khi xuống ghềnh, dòng dã ba ngày đàng, tâm hồn Giulianô như chìm đắm trong niềm tin yêu, quên cả mệt mỏi. Quên, chứ không phải là không thấm mệt. Đến nơi, tuy đông khách thập phương lui tới dập dìu, mà thời đó khách sạn không có. Nhà trọ cũng không đủ tiện nghi, khách hành hương cũng chỉ có ý đến sống ít ngày trong khuôn khổ thoát tục tại chốn tôn nghiêm, xưng tội, rước lễ, cầu nguyện rồi ra về. Đoàn bị một thần lực thu hút. Cậu yêu bầu không khí yên tịnh và thánh thiện đó, nên khi người khác về thì cậu còn ở lại thêm ít ngày.

          Những người cùng đi và ở lại với Giulianô đều cảm động trước cử chỉ khiêm cung và trang nghiêm của cậu. Lại thấy khi đi đàng cậu tận tâm giúp đỡ mọi người, nên ai cũng yêu và nể, nhiều người xin cầu nguyện cho mình, hay như ý mình mong muốn.

          Cuộc hành hương kéo dài làm ông bà Eynard lo lắng. Nhưng thấy con trở về bình an vô sự, với vẻ mặt đầy phấn khởi, thì ông bà lại cảm thấy vui lây.

          Sau này, kể lại những buổi ấy, Giulianô nói: "Đức Mẹ thương tôi quá chừng. Lần đầu tiên ở đó, tôi ý thức được tình mẫu tử dạt dào của Mẹ Maria".

Thử thách bên trong

          Từ khi rước lễ lần đầu, Giulianô vẫn đinh minh mình. sẽ làm Linh Mục. Một thời gian sau tuy không bỏ ý định ấy rõ ràng, nhưng Giulianô cảm thấy sợ. Sợ phải hy sinh nhiều mà không biết mình có hy sinh được không? Sợ vì chức Linh mục cao quý và đòi hỏi sự thánh thiện tột bậc, mà mình tội lỗi vì hay bị thử thách về Đức khiết tịnh. Nửa muốn, nửa lo, làm cậu buồn bã quên ăn mất ngủ. Về sau nhớ lại những thử thách ấy Giulianô nói: "Lúc ấy không ai có thể hiểu được tôi khổ sở đường nào. Đến nỗi có lần tôi cầu xin Chúa là chặt chân tay hủy hoại thân thể tôi đi, còn hơn để tôi ra nhơ nhớp trước mặt Chúa”.

          Thực ra những thử thách ấy chỉ là những biến chuyển thường xuyên của tuổi dậy thì. Lúc mà khuynh năng tính dục bắt đầu phát triển, thân xác đang kiện toàn thì người thanh niên nào lại không bị ám ảnh bởi những tư tưởng tính dục, hoặc bởi những giấc mơ gặp gỡ với người khác phái, và những hiện tượng khác thường trong cơ thể. Tiếc rằng có nhiều thanh thiếu niên không được hướng dẫn. Hoặc vì bị gương xấu hồi nhỏ, nên thích thú, tìm thêm dịp để thí nghiệm. Giulianô hiểu giá trị của sự trong trắng, nên nhất quyết chiến đấu và tự chủ, không theo gương xấu các bạn đồng trà. Nhưng vì chưa có cha linh hướng để hướng dẫn nên quá lo lắng sợ hãi. Cũng vì không biết phân biệt: khuynh năng tự nhiên với việc làm cố tình, nên cái gì cũng cho là tội, và tưởng như thế là mình nhơ nhớp quá sức, không dám nghĩ đến chức linh mục nữa. Chính cha giải tội cũng không tìm hiểu mà khi nghe Giulianô cởi mở thì lại lên án: bậy bạ. Khiến tâm hồn trong trắng ấy luôn luôn bị giày vò và đau khổ một mình. Với mẹ thì ngượng, với chị thì sợ xấu hổ, với ba thì nguyên sự nghiêm khắc của ông Eymard đã đủ làm Giulianô kín miệng rỗi.

Chướng ngại bên ngoài

          Qua ít lâu, Giulianô gặp được một vị linh mục lão thành. Mọi thắc mắc được giải đáp rõ ràng. Mọi do dự được phá tan, Cha còn quả quyết: “Giulianô phải dâng mình làm Linh mục vì Chúa muốn”. Tất cả các khuynh năng về tính dục đều là tự nhiên, là dấu con người có một sức khỏe và trí óc quân bình, vắng những hiện tượng tự nhiên đó mới là điều phải lo. Chỉ cần tập mình biết tự chủ, không để dục tình chi phối. Điều này Giulianô đã thực hiện được. Đó là dấu Chúa gọi. Nhờ vậy Giulianô được phấn khởi và an bình nội tâm.

          Nhưng khi tâm hồn được hưởng an bình thì những chướng ngại bên ngoài lại đến : Ông Eymard nhất định không cho con vào chủng viện.

          Tuy là Hội viên Hội Đền Tạ, tuy là một giáo hữu chín chắn, nhưng khi nghe con nói muốn đi tu thì lòng ông Eymard se lại và cương quyết từ chối vì yêu con, không muốn xa con; vì tang tóc đã làm ông sợ cảnh cô đơn. Sinh con vào lúc tuổi đã già. Vất vả nuôi nấng bao năm, luôn hy vọng con sẽ là cái gậy ngày mai. Ông bám vào con như người đắm tàu ôm chặt lấy phao.

          Xa con là tự móc tim vứt ra ngoài. "Không ... không... Con không thể bỏ nhà được, bố đã có tuổi, mẹ con chỉ còn có con. Công nghệ, sản nghiệp phải cực nhọc mới gầy nên được, bố sẽ để cho ai?" Giulianô càng năn nỉ ông càng gắt lên: "Không tu tác gì cả. Phải tập làm ăn giữ lấy nghiệp nhà mình".

          Để cắt đứt mọi hy vọng, ông không cho con đi học nữa. Bà Eymard sợ chồng, không dám can thiệp, nhưng không thể không đau lòng, vì ý nguyện của con cũng là khát vọng của mẹ. Con buồn thì mẹ cũng khổ lòng. Càng thương con bà càng thêm yêu con, cầu nguyện cho con, hy vọng ngày kia Chúa sẽ phá tan mọi chướng ngại.

          Từ khi biết thánh ý Chúa kêu gọi do lời Cha giải tội quả quyết, Giulianô không đổi lòng. Với bố không dám nói đến truyện tu nữa sợ phiền lòng ông. Nhưng cậu hướng tất "cả tâm hồn về Mẹ Maria. Cậy trông Đức Mẹ là sao sáng chỉ đường, cậu định hành hương trở lại Laus. Ở đó Đức Mẹ đã xếp đặt mọi sự để đón và an ủi người con yêu.

          Cha Touche, một linh mục thừa sai dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm, thường gọi là các Cha dòng trắng, là một tông đồ có lòng nhiệt thành không bến không bờ. Tuy là con người cổ kính nhưng thánh thiện. Cha sống thanh bần, không ngại cực nhọc. Khi đi giảng các tuần đại phúc cứ cuốc bộ. Tối đến, gặp đâu ngủ đó. Khi chui vào vựa cỏ khô, lúc tựa đống rơm bên đường. Đức Mẹ đã chọn Cha làm sứ ngôn để đón Giuliano tại Laus.

          Thấy trong đám người hành hương, một thiếu niên thân hình tiều tụy, nét mặt ưu tư. Động mối từ tâm cha tiến lại ân cần hỏi han, khi biết rõ thiện chí và trắc trở của Giulianô, Cha lại càng mủi lòng. Dẫn Giulianô tìm chỗ trọ, và Cha hẹn sẽ gặp lại. Giulianô đã sửa soạn và xưng tội với Cha Touche một cách chân thành, sốt sắng. Cha phá tan tất cả những hoài nghi còn đè nặng tâm hồn Giulianô, giúp cậu tin tưởng, phấn khởi và bạo dạn. Cha quả quyết: "Con phải làm linh mục. Đời giáo dân không hợp với con".

          - Thưa cha, nhưng bố con không cho phép.

          - Không có "nhưng" gì cả, con lo học La văn. Rước lễ nhiều lần hơn, ít là các ngày Chúa nhật.

          Cha Touche không khuyên mà ra lệnh. Giulianô không vì thế mà lo, trái lại tâm hồn thấy một niềm vui dào dạt khi ra về.



© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.